Lại thêm một thương vụ bí ẩn của thương lái Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thương lái Trung Quốc sẵn sàng mua hạt sầu riêng với giá lên tới tới 70 – 90 ngàn đồng/kg, trong khi giá sầu riêng quả cũng chỉ khoảng 90 – 100 ngàn đồng/kg.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Khoảng gần 1 tháng trở lại đây, theo thông tin được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, giá hạt sâu riêng đã tăng vọt lên mức từ 70 – 90 ngàn đồng/kg. Mức giá này được xác định là cao gấp 5 – 6 lần so với các năm trước. Hạt sầu riêng được các thương lái thu gom cũng được xác định là bán một phần sang thị trường Trung Quốc và đây là điều hiếm khi xảy ra tại Lâm Đồng.
Theo phản hồi báo chí của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng thì việc mua hạt sầu riêng trên địa bàn tỉnh diễn ra từ đầu tháng 5/2018, khi vụ thu hoạch sâu riêng bắt đầu tư huyện Đạ Huoai. Giá thu mua đầu vụ từ 30 – 35 ngàn đôgnf/kg hạt nhưng đến nay, giá đã lên tới 60 – 70 ngàn đồng (tại huyện Đạ Huoai), thậm chí với loại hạt tốt, giá lên đến 90 ngàn đồng/kg (tại TP Bảo Lộc).
Hiện nay, vùng cung cấp hạt giống sầu riêng chính cho cả nước chỉ còn nhiều ở Lâm Đồng: xã Đạm Ri, thị trấn Đạm Ri (Đạ Huoai); xã Lộc Thành, Lộc Nam (Bảo Lâm), xã Đinh Trang Hòa (Di Linh) và một số vùng khác còn giống cũ, hạt to ở Lâm Đồng.
Đáng chú ý, trong số các thương lái thu gom hạt giống sầu riêng bán sang thị trường Trung Quốc, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng thừa nhận có thương lái Trung Quốc đến Lâm Đồng mua hạt giống sầu riêng làm giống gốc cho vùng sầu riêng của họ bên Campuchia và Lào.
Tuy nhiên, cũng như rất nhiều thương vụ lạ đời khác mà thương lái Trung Quốc đã thực hiện ở Việt Nam, nhận định trên của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng cũng chưa được kiểm chứng, là ẩn số dù nhu cầu nhập khẩu sầu riêng của trung Quốc khá lớn và thực tế là Trung Quốc cũng đang phát triển vùng sâu riêng tại Campuchia và vùng Nam Lào.
Nhìn lại những biến động trên thị trường nông sản Việt Nam vài năm trở lại đây có thấy thấy, chuyện gây “song”, tạo “bão” đối với các sản phẩm nông sản Việt Nam của thương lái Trung Quốc không hiếm. Thậm chí, có những mặt hàng kỳ dị như ốc bươu, cau non, đỉa khô, dứa, dừa non… cũng được thương lái Trung Quốc thu mua với giá rất cao đã làm điên đảo không ít vùng quê. Và cũng như thương vụ mua hạt sầu riêng với giá cao ngất ngưởng như đề câu ở trên, câu hỏi họ mua làm gì vẫn đang là ẩn số bí ẩn!
Hà Lê (PetroTimes)

Có thể bạn quan tâm

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Triển vọng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính

Triển vọng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính

(GLO)- Gần 3 năm qua, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 360 (xã Trang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã áp dụng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính. Bước đầu, mô hình đã mang lại lợi ích kép khi chanh dây đạt năng suất cao, cho thu hoạch quanh năm.