Số 0 từ lâu đã là một trong những bí ẩn toán học lớn nhất thế giới, nhưng các chuyên gia tin rằng cuối cùng họ tìm được nguồn gốc của biểu tượng số 0.
Bản thảo Bakhshali với ký tự zero. |
Các nhà khoa học phát hiện ra bằng chứng của biểu tượng trong bản thảo Indian Bakhshali - một văn bản toán học được tìm thấy hồi năm 1881.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford (Anh) lần đầu tiên dùng carbon phóng xạ trên bản thảo Bakhshali để biết rằng nó có từ đầu thế kỷ thứ ba, tức là sớm hơn 5 thế kỷ so với những gì người ta biết về ghi chép liên quan con số 0 trước đây. Điều này có nghĩa là bản thảo này có trước chữ khắc vào thế kỷ 9 về số 0 trên bức tường của một ngôi đền ở Gwalior, Madhya Pradesh (Ấn Độ), được cho là ví dụ lâu đời nhất về số 0.
Giáo sư Marcus du Sautoy, người dẫn đầu nghiên cứu trên, nói: “Các phát hiện cho thấy toán học sống động như thế nào tại lục địa Ấn Độ trong nhiều thế kỷ. Biểu tượng zero mà chúng ta sử dụng ngày nay phát triển từ một dấu chấm có thể được nhìn thấy trong bản thảo Bakhshali”.
Các nghiên cứu trước đây đã gợi ý rằng bản thảo Bakhshali có từ giữa thế kỷ 8 và 12, dựa trên cách viết. Tuy nhiên, niên đại xác định bởi carbon phóng xạ cho thấy rằng bản thảo, bao gồm 70 lá cây mong manh của cây bạch dương, bao gồm vật liệu từ ít nhất ba thời kỳ khác nhau. Richard Ovenden, thủ thư của Thư viện Bodley, nơi chứa bản thảo, nói: “Xác định này của bản thảo Bakhshali có tầm quan trọng sống còn đối với lịch sử toán học và nghiên cứu nền văn hóa Nam Á sớm và những kết quả nghiên cứu đáng ngạc nhiên này chứng minh cho các tiểu lục địa giàu truyền thống lâu đời”.
Bản thảo Bakhshali sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Khoa học ở London (Anh) như một phần của triển lãm Ấn Độ: 5.000 năm khoa học và đổi mới, khai mạc vào 4-10.
Tạ Xuân Quan/thanhnien