Kỷ niệm với Ia Ly

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Giờ thì Ia Ly đã là công trình thủy điện lớn, cùng với Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu… Hàng năm, Công ty Thủy điện Ia Ly góp nhiều tỷ kWh vào lưới điện quốc gia. 

Với tôi và những người làm báo ở Gia Lai, Ia Ly gắn liền với bao nhiêu kỷ niệm về những năm tháng tác nghiệp trên công trường sôi động này.

Công trình Thủy điện Ia Ly chính thức khởi công ngày 4-11-1993 nhưng từ cuối năm 1992, tôi đã được Ban Biên tập Báo Gia Lai cử chuyên trách thông tin về công trình. Vậy nên, hầu như tháng nào, tôi cũng vào đây công tác ít nhất 2 chuyến.

Bấy giờ, con đường từ ngã ba Phú Hòa vào Ia Ly vừa được mở rộng hơn trước nhưng vẫn không thể đáp ứng được lưu lượng xe, máy hàng ngày vào ra công trình như mắc cửi. Công nhân, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị… ùn ùn đổ vào khu vực này.

Các xã vùng xa, vùng khó khăn như Ia Mơ Nông, Ia Ka bỗng chốc trở thành điểm hấp dẫn thu hút giới đầu tư, kinh doanh đất đai. Giá đất hai bên đường thời điểm ấy lên đến hàng chục triệu đồng 1 m ngang. Từ vị trí thác trở ra cả một quãng đường dài mấy cây số là trụ sở của bên A, bên B và khu nhà làm việc, khu nhà ở công nhân của các đơn vị thi công công trình. Rồi nhiều dãy hàng quán, dịch vụ từ nhà hàng, nhà nghỉ, cửa hàng bách hóa, cho đến giặt ủi, massage… mọc lên như nấm sau mưa. Ia Ly trở nên sôi động hơn bao giờ hết.

thuydienialy20221103100137.jpg
Đập tràn Nhà máy Thủy điện Ialy. Ảnh: Internet

Ngày ấy mỗi lần vào Ia Ly, tôi thường làm việc và nghỉ lại tại trụ sở Công ty Công trình ngầm thuộc Tổng Công ty Sông Đà. Đây là đơn vị chủ lực thi công trong thời điểm này. Hơn thế nữa, anh Minh-Giám đốc Công ty là con trai của một đồng nghiệp nên cánh nhà báo chúng tôi rất gần gũi, xem như người nhà. Không những vậy, đội ngũ công nhân cũng rất thân thiện, điển hình như đội trưởng Trung.

Bấy giờ, thác chưa ngăn dòng. Đơn vị đang khoan hầm dẫn dòng thi công bên vai phải của đập trong tương lai. Tôi thường theo xe ô tô của Công ty xuống đến bên bờ sông Sê San phía trên thác, sau đó lên phà để qua bờ bên kia rồi tiếp tục đi xe đến công trường. Những số liệu về Ia Ly tôi thuộc gần như nằm lòng: nào là đường kính đường hầm dẫn dòng thi công rộng 7 m, chiều dài mỗi hầm 3.750 m.

Sau khi ngăn dòng, nước sẽ đổ vào 4 đường hầm áp lực, chiều dài mỗi hầm trung bình 250 m, đường kính 4,5 m, đưa nước vào 4 tổ máy mỗi tổ công suất 180 MW, tổng công suất theo thiết kế là 720 MW, điện lượng trung bình hàng năm đạt 3,65 tỷ kWh… Ấy là chưa kể đến khối lượng khổng lồ đất đá đào đắp và bê tông, sắt thép, thiết bị… xây dựng công trình.

Tôi vẫn nhớ lần cùng nhà báo Trần Văn Nghĩa và Lê Đình Ninh (Quốc Ninh) vào công trường. Hôm đó, chúng tôi đi trên chiếc xe Honda 67 mượn của người bạn rồi gửi xe tại trạm bến sông để đi phà qua bờ bên kia tác nghiệp ở hiện trường khoan hầm dẫn dòng của Công ty Công trình ngầm. Buổi trưa, trên công trường giữa mùa khô Tây Nguyên đầy nắng gió, không khí lao động của anh em công nhân vô cùng hăng say.

Ngày 4-11-1993, công trình Thủy điện Ia Ly chính thức khởi công. Đây cũng là ngày mà Báo Gia Lai chuyển từ in typo sang offset. Sáng đó, chúng tôi vào Ia Ly thật sớm. Buổi lễ thật hoành tráng, cán bộ và người dân 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum hồ hởi tham dự, Thủ tướng Võ Văn Kiệt bấm nút khởi công.

Dự lễ xong, tôi tức tốc về lại tòa soạn viết bản tin, sau khi được duyệt thì gọi điện thoại đường dài (chưa có máy fax) xuống Quy Nhơn để anh Trần Minh Hùng (nhân viên morat) ghi rồi đánh máy. Ngay chiều hôm ấy, tôi mang 2 tấm ảnh lễ khởi công của anh Đức Thanh đi xe đò xuống Quy Nhơn để xưởng in Bình Định làm kẽm in vào số báo hôm sau, số báo Gia Lai đầu tiên in offset.

Sau ngày khởi công công trình Thủy điện Ia Ly, tôi vẫn tiếp tục đi đi về về giữa Pleiku và Ia Ly cho đến mấy năm sau. Ngày 27-4-2003, công trình hoàn thành, tổ máy đầu tiên phát điện ngày 12-5-2000, tổ máy cuối cùng phát điện ngày 12-12-2001.

Sau đó, công trình được mở rộng thêm 2 tổ máy với công suất thiết kế 360 MW. Hàng ngàn cán bộ, công nhân tham gia xây dựng công trình đã ở lại cùng với người dân địa phương xây dựng Ia Ly thành một thị trấn sầm uất như ngày nay với nền kinh tế chủ lực là sản xuất cây công nghiệp dài ngày và dịch vụ du lịch phục vụ hàng vạn lượt du khách đến tham quan công trình thủy điện hàng năm.

Tôi và những người làm báo Gia Lai không bao giờ quên những ngày tháng nhọc nhằn mỗi khi lên Ia Ly, trực tiếp tác nghiệp trên đại công trường đầy mồ hôi và nắng gió nhưng tràn đầy niềm vui.

Có thể bạn quan tâm

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

(GLO)- Ngày 29-4, đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng, Công ty Thiên Phúc Farma, Công ty CPTM Natulife Việt Nam tổ chức chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con thôn Plei Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện)-thôn kết nghĩa với Sở Y tế Gia Lai.

Đổi thay ở xã anh hùng

Đổi thay ở xã anh hùng Ia Phìn

(GLO)- Phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Ia Phìn (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Cuối năm 2017, xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

(GLO)- Chiều 28-4, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Gia Lai do Phó Giám đốc Ksor Hiền-Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm hỏi, động viên và trao tiền hỗ trợ cho em Nêu (SN 2018, làng Kol, xã Trang, huyện Đak Đoa) mồ côi cả cha và mẹ.

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

(GLO)- Giữa bạt ngàn đồi núi Tây Nguyên, Pleiku hiện lên như một viên ngọc thô đang dần được mài giũa. Không ồn ào náo nhiệt như TP. Hồ Chí Minh hay cổ kính, trầm mặc như Huế… song Pleiku lại có một sức hút riêng, khiến bất kỳ ai đã đến đây đều không thể quên.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.

Khám-chữa bệnh cùng chuyên gia: Tiện lợi cho người dân

Khám-chữa bệnh cùng chuyên gia, tiện lợi cho người dân

(GLO)- Hiện nay, người dân Gia Lai có thể khám bệnh với sự hỗ trợ từ các chuyên gia tuyến trên ngay tại tỉnh. Không chỉ khám bệnh, các chuyên gia còn tiến hành phẫu thuật các ca bệnh khó, phức tạp… tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng ngay tại tuyến tỉnh.