Krông Pa khoanh vùng, khống chế bệnh ung khí thán trên đàn bò

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Vừa qua, ngành chức năng huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phát hiện 60 con bò của người dân bị chết nghi mắc bệnh ung khí thán. Trước tình hình đó, các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương và người dân đã khẩn trương triển khai các biện pháp để ngăn chặn bệnh bùng phát.

Theo thông tin từ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Krông Pa: Từ ngày 20-5 đến 14-6, trên địa bàn huyện có 60 con bò của 43 hộ dân ở 16 thôn thuộc 7 xã gồm: Đất Bằng, Chư Rcăm, Ia Rsai, Chư Gu, Phú Cần, Ia Hdreh và xã Uar bị chết nghi do bệnh ung khí thán và một số bệnh khác.

Ông Âu Thành Trung-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện-cho biết: Sau khi nắm tình hình, Trung tâm đã lấy mẫu bệnh phẩm gửi Chi cục Thú y vùng VI để xét nghiệm và ban hành các văn bản gửi các địa phương để hướng dẫn, khuyến cáo người dân cách phòng bệnh cho đàn bò. Trung tâm cũng xuất 560 lít hóa chất Benkovet cấp cho các xã, thị trấn để phun tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi. Ngoài ra, Trung tâm đã sử dụng 60 lít hóa chất để phun khử trùng các khu vực lò mổ tập trung, chợ thị trấn Phú Túc; phân công viên chức chuyên môn trực 24/24 giờ để tiếp nhận các phản ánh của người dân về tình hình dịch bệnh.

Lực lượng chức năng huyện Krông Pa phun khử khuẩn khu vực chăn nuôi gia súc. Ảnh: L.N

Lực lượng chức năng huyện Krông Pa phun khử khuẩn khu vực chăn nuôi gia súc. Ảnh: L.N

Xã Đất Bằng có 22 con bò bị chết nghi do bệnh ung khí thán. Để khống chế, ngăn chặn bệnh bùng phát, lây lan ra diện rộng, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng triển khai một số giải pháp. Ông Rcăm Nghi (buôn Ia Rnho) cho hay: Trước đây, đàn bò của gia đình cũng thường xuất hiện các loại bệnh như: lở mồm long móng, viêm da nổi cục nhưng được điều trị kịp thời nên không bị chết con nào. Tuy nhiên, ngày 16-6 vừa qua, 1 con bò bị chết với các triệu chứng: không đứng được, sưng bắp thịt có khí, bụng chướng, sưng cổ. Khi bò chết, gia đình không biết bệnh gì nên giết mổ. Tuy nhiên, thấy thịt bò bị bầm, thối nên đưa đi chôn và báo với nhân viên thú y xã.

Theo ông Kpă Gin-Phó Chủ tịch UBND xã Đất Bằng: “Sau khi nhận hóa chất từ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, xã đã triển khai phun tiêu độc khử trùng môi trường, nhất là khu vực có gia súc mắc bệnh. Đồng thời, xã tiếp tục theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến tình hình bệnh trên đàn gia súc để kịp thời hướng dẫn người dân xử lý. Xã cũng đề xuất các cơ quan chức năng tiếp tục xem xét hỗ trợ hóa chất cho người dân để phun tiêu độc khử trùng, tiêm vắc xin phòng bệnh cho bò và thường xuyên mở các lớp tập huấn cho người dân về cách phòng tránh dịch bệnh trên đàn vật nuôi”.

Trao đổi với P.V, ông Võ Ngọc Châu-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Pa-cho biết: Sau khi Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện gửi mẫu xét nghiệm, đến ngày 27-6, Chi cục Thú y vùng VI gửi thông báo kết quả xét nghiệm được thực hiện tại Trung tâm Chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật (trực thuộc Chi cục Thú y vùng VI) không phát hiện vi khuẩn Pasteurella multocida trong mẫu bệnh phẩm. Để có kết quả chính xác, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tiếp tục gửi mẫu bệnh phẩm ra Hà Nội xét nghiệm. Đến thời điểm này, tình hình bò chết nghi do bệnh ung khí thán đã cơ bản được khống chế.

“Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành các văn bản đề nghị các cơ quan, ban ngành huyện và UBND xã, thị trấn hướng dẫn các hộ chăn nuôi trâu, bò cách nhận biết nhanh về bệnh ung khí thán; tổ chức tổng vệ sinh, phun hóa chất tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi; vận động hộ chăn nuôi thực hiện cách ly nuôi dưỡng riêng đối với trâu, bò nghi nhiễm bệnh; chủ động tiêm phòng vắc xin, vệ sinh chuồng trại phòng bệnh ung khí thán. Các tổ chức, cá nhân khi phát hiện trâu, bò có dấu hiệu nghi mắc bệnh ung khí thán hoặc chết bất thường mà không rõ nguyên nhân phải khai báo cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y nơi gần nhất để xử lý triệt để mầm bệnh, tuyệt đối không được tự ý mổ thịt, vận chuyển, buôn bán làm lây lan bệnh sang khu vực khác. Bên cạnh đó, ngành chức năng và các xã, thị trấn kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động mua bán, giết mổ trâu, bò trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, giết mổ, vận chuyển trâu, bò không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định; bố trí kinh phí trong công tác phòng-chống dịch; hỗ trợ, hướng dẫn hộ dân có trâu, bò chết khi chôn lấp phải đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh thú y theo quy định, không vứt xác động vật bừa bãi ra môi trường bên ngoài làm lây lan dịch bệnh”-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện thông tin thêm.

Ung khí thán là bệnh truyền nhiễm cấp tính trên trâu, bò. Bệnh do trực khuẩn yếm khí Clostridium chauvoei và một số trực khuẩn yếm khí khác (Cl.septium, Cl.perfringens) gây ra với triệu chứng sưng bắp thịt có khí, gọi là ung khí thán. Bệnh này có thể xảy ra quanh năm ở những vùng có ô nhiễm nha bào ung khí thán, nhưng thường xảy ra vào các tháng nóng ẩm, mưa nhiều. Nước mưa làm cho nha bào từ trong đất trôi ra ngoài dính vào rơm, cỏ, khi súc vật ăn ăn, uống phải nha bào sẽ phát sinh bệnh. Nha bào có trong đất xâm nhập vào cơ thể trâu, bò qua đường tiêu hóa hoặc qua vết thương ở da rồi nảy mầm thành vi khuẩn, sinh sôi trong máu rồi đi khắp cơ thể. Bệnh không lây truyền trực tiếp từ con vật mắc bệnh sang con vật khỏe. Người dân có thể dùng kháng huyết thanh chống bệnh nhiệt thán để tiêm cho gia súc hoặc điều trị bằng kháng sinh và dùng thuốc Penicillin, Oxycen 200 LA (Oxytetracyclin).

Có thể bạn quan tâm

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Kon Thụp triển khai "Công trình cây xanh" tại làng Dơ Nâu để góp phần tăng lượng cây xanh trồng trên địa bàn. Ảnh: Người dân cung cấp.

Mang Yang thực hiện tốt mục tiêu trồng cây phân tán

(GLO)-Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 7-5-2021 của Ban thường vụ Huyện ủy Mang Yang về trồng cây phân tán trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, các cấp, ngành của huyện đã tăng cường huy động nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai để trồng và bảo vệ cây xanh.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.