Kông Chro: Hội nghị chuyên đề về phát triển nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 12-6, UBND huyện Kông Chro đã tổ chức Hội nghị chuyên đề về lĩnh vực phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã báo cáo về thực trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2011-2015 cũng như năm 2016 và định hướng phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2020.

Theo đó, những năm qua, tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Kông Chro đã có sự chuyển biến mạnh mẽ từ số lượng sang chất lượng; diện tích các loại cây trồng đều tăng, sản lượng lương thực được giữ vững. Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng hợp lý, từng bước hình thành vùng chuyên canh cây hàng hóa gắn với việc tạo vùng nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy chế biến của tỉnh. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn không ngừng được đầu tư nâng cấp, đời sống nông dân ngày càng được cải thiện.

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Hồng Thi
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Hồng Thi

Hội nghị đã tập trung thảo luận xung quanh những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp trên địa bàn các xã, thị trấn nói riêng và toàn huyện nói chung, như: cơ cấu nông nghiệp chậm thay đổi; chưa khai thác hết nguồn tài nguyên đất nông nghiệp và sử dụng nguồn tài nguyên này chưa hiệu quả; người dân vẫn chưa mạnh dạn đầu tư thâm canh, tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; diện tích đất nông nghiệp không tập trung, phân tán nhỏ lẻ nên khó khăn trong việc dồn điền đổi thửa để xây dựng cánh đồng lớn; việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng-vật nuôi còn chậm, diện tích mì và lúa rẫy còn nhiều; tỷ trọng ngành chăn nuôi thấp.

Ngoài ra, các công trình thủy lợi để tích trữ nước, phục vụ tưới chưa nhiều, chưa sử dụng hết công suất tưới theo thiết kế ban đầu dẫn đến hiệu quả chưa tương xứng với quy mô đầu tư. Các mô hình trình diễn khuyến nông hàng năm thực hiện tuy có kết quả nhưng chưa được nhân rộng và lan tỏa. Đầu ra cho các mặt hàng nông sản còn gặp nhiều khó khăn, giá cả bấp bênh…

Trên cơ sở đó, các đại biểu cũng đề xuất nhiều giải pháp, phương hướng thiết thực nhằm đưa sản xuất nông nghiệp của huyện đi lên, phát triển bền vững; giúp người dân tăng năng suất, thu nhập và ổn định cuộc sống.

Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.