Kông Chro: Còn 7 doanh nghiệp, hộ cá thể hoạt động mua bán, chế biến gỗ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tiếp tục chương trình giám sát về tình hình quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp, cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Gia Lai, ngày 31-8, đoàn giám sát do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND huyện Kông Chro.

Đoàn giám sát làm việc với UBND huyện Kông Chro. Ảnh: Quang Tấn
Đoàn giám sát làm việc với UBND huyện Kông Chro. Ảnh: Quang Tấn
Trên địa bàn huyện Kông Chro có 15 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể được các cấp có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh mua bán, chế biến gỗ. Đến thời điểm hiện tại, chỉ còn 3 doanh nghiệp, 4 hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động.
Trước khi làm việc với UBND huyện, đoàn giám sát đã đi khảo sát thực tế tại 7 doanh nghiệp, hộ kinh doanh này. Nhìn chung, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể hoạt động đúng theo quy định của pháp luật, sử dụng gỗ có nguồn gốc rõ ràng.
Thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường các biện pháp kiểm tra, quản lý hoạt động các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn nhằm ngăn chặn việc mua bán, chế biến gỗ có nguồn gốc không hợp pháp.
Theo đó, từ năm 2016 đến nay, đoàn liên ngành huyện, các sở, ngành chức năng của tỉnh đã tổ chức 5 đợt thanh tra, kiểm tra các cơ sở chế biến gỗ. Qua kiểm tra cho thấy, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể chấp hành tốt các quy định của pháp luật, có cam kết bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy; đăng ký kê khai nộp thuế theo đúng quy định.
Đoàn giám sát đi khảo sát thực tế tại một cơ sở chế biến gỗ. Ảnh: Quang Tấn
Đoàn giám sát đi khảo sát thực tế tại một cơ sở chế biến gỗ. Ảnh: Quang Tấn
Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp, cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn huyện thời gian qua gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, theo quy định của pháp luật, trường hợp gỗ đã xẻ thành hộp, tấm không thuộc diện phải thực hiện xác nhận bảng kê lâm sản đã gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, truy xuất nguồn gốc. Cùng với đó, các cơ sở không thường xuyên thực hiện báo cáo việc nhập, xuất lâm sản theo định kỳ gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong nắm bắt, quản lý khối lượng lâm sản tồn tại các doanh nghiệp.
Ủy ban nhân dân huyện đề nghị đoàn giám sát HĐND tỉnh tổng hợp, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 6 Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16-11-2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về việc thực hiện xác nhận bảng kê lâm sản và báo cáo việc nhập, xuất định kỳ cho phù hợp với tình hình thực tế để tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn.
Đề nghị các sở, ngành chức năng của tỉnh thường xuyên phối hợp với UBND huyện thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất các doanh nghiệp chế biến gỗ tại địa bàn huyện để đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật; đồng thời kêu gọi đầu tư nhà máy chế biến ván dăm nhằm tận dụng lợi thế vùng nguyên liệu tại chỗ.
QUANG TẤN

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai: Hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

(GLO)-Niên vụ ép mía 2024-2025 dù gặp nhiều bất lợi do thời tiết, nhưng nhờ triển khai kịp thời các chính sách đầu tư, hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, bảo hiểm giá thu mua… Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai về đích sớm so với kế hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người trồng mía. 

Kỳ tích cao su vươn mình trên xứ sở Angko - Kampong Thom: Kỳ cuối-Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

Cao su vươn mình trên xứ sở Angkor - Kampong Thom: Kỳ cuối - Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

(GLO)- Bên cạnh xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom luôn quan tâm cải thiện đời sống cho hơn 3.300 lao động tại Campuchia với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

(GLO)- Chi cục Thuế khu vực XIV vừa có Công văn gửi các doanh nghiệp, tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh trên địa bàn các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông về việc tuyên truyền Nghị định số 82/2025/NĐ-CP của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025.

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

(GLO)- Giải pháp đẩy mạnh hình thức cho vay dựa trên tài sản hình thành trong tương lai được đưa ra tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được xem là “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.

Gian nan thử sức

Gian nan thử sức

Ở thời điểm này, có lẽ câu "lửa thử vàng, gian nan thử sức" là đúng nhất với các doanh nghiệp xuất khẩu trước mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ áp cho VN.