Kông Chro: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tránh hạn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Đến nay, tổng diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân 2018-2019 của huyện Kông Chro đã đạt 98,4% kế hoạch. Hiện chính quyền và ngành chức năng địa phương đang hướng dẫn người dân tập trung chăm sóc cây trồng, chủ động ứng phó với khô hạn.
Cơ bản hoàn thành kế hoạch gieo trồng
Ngay từ đầu vụ Đông Xuân 2018-2019, UBND huyện Kông Chro đã chỉ đạo các xã, thị trấn đôn đốc nông dân chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để gieo trồng kịp thời vụ. Đến nay, toàn huyện đã xuống giống gần 3.730/3.790 ha cây trồng các loại, đạt 98,4% kế hoạch. Trong đó, bắp lai 289 ha, bắp địa phương 11,9 ha, lúa 83 ha, mì 1.713 ha, đậu các loại 521,4 ha, rau các loại 661,9 ha, thuốc lá 2,2 ha, dưa hấu 71,6 ha, cây hàng năm khác 67,1 ha...
“Nhằm đảm bảo tiến độ, diện tích gieo trồng, từ đầu vụ, Phòng Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng lịch gieo trồng cụ thể, phù hợp với từng vùng, từng khu vực; chỉ đạo các xã, thị trấn hướng dẫn nông dân làm đất, chuẩn bị giống, tận dụng điều kiện thời tiết thuận lợi để xuống giống. Đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp; ưu tiên các loại cây ngắn ngày, có khả năng chịu hạn nhưng đảm bảo sản lượng và chất lượng”-ông Võ Văn Hưng-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kông Chro-cho biết.
 Bà Trần Thị Tròn (thôn 9, xã Yang Trung) tưới nước cho vườn ớt chuẩn bị thu hoạch đợt 2. Ảnh: N.M
Bà Trần Thị Tròn (thôn 9, xã Yang Trung) tưới nước cho vườn ớt chuẩn bị thu hoạch đợt 2. Ảnh: N.M
Theo ông Hưng, đến thời điểm này, các xã, thị trấn đã cơ bản hoàn thành kế hoạch gieo trồng vụ Đông Xuân. Trong đó, 10/14 xã, thị trấn đạt từ 94% đến 153% kế hoạch. Hiện nay, các địa phương tiếp tục hướng dẫn nông dân vừa chăm sóc những diện tích đã gieo trồng, vừa theo dõi diễn biến thời tiết để tiếp tục xuống giống ở những diện tích trống. “Đông Xuân không phải vụ chính, chỉ chiếm 10% diện tích gieo trồng của toàn huyện trong năm. Dù vậy, Huyện ủy, UBND huyện rất quan tâm chỉ đạo bởi vụ Đông Xuân tạo ra một lượng lương thực không nhỏ, góp phần ổn định đời sống nhân dân; hạn chế tình trạng bỏ ruộng hoang, đảm bảo diện tích gieo trồng”-ông Hưng nói.
Chủ động ứng phó khô hạn 
Theo kế hoạch, vụ Đông Xuân 2018-2019, toàn huyện Kông Chro xuống giống 3.790 ha cây trồng các loại. Trong khi đó, 16 công trình thủy lợi trên địa bàn huyện chỉ cung cấp nước tưới cho 200 ha lúa. Diện tích còn lại phụ thuộc vào nước trời, sông suối, ao hồ. Thời điểm cuối vụ Đông Xuân, giao thời giữa mùa khô và mùa mưa, lượng nước sông suối, ao hồ xuống thấp sẽ xảy ra hạn hán, thiếu nước cục bộ.
“Nhận thấy rõ nguy cơ này, ngay từ đầu vụ, song song với việc xây dựng lịch gieo trồng, UBND huyện đã có kế hoạch phòng-chống hạn, trong đó yêu cầu tuyệt đối không gieo sạ ở những diện tích không đảm bảo nguồn nước, nhất là diện tích vụ trước bị mất mùa do thiếu nước. Những diện tích không đảm bảo nước tưới sẽ chuyển sang trồng các loại cây như: bắp, đậu các loại, mì; ưu tiên các giống có thời gian sinh trưởng trung và ngắn ngày. Huyện cũng yêu cầu các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra công trình thủy lợi, nạo vét, tu bổ, sửa chữa để hạn chế thất thoát nước; chuẩn bị vật tư, trang-thiết bị, máy bơm sẵn sàng ứng phó với thời tiết khô hạn; tăng cường áp dụng công nghệ, kỹ thuật tưới tiết kiệm nước; tích cực tuyên truyền người dân nâng cao nhận thức trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra”-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kông Chro cho biết. 
Bà Trần Thị Tròn (thôn 9, xã Yang Trung) bộc bạch: “Gia đình tôi có gần 2 ha đất, phần lớn ở khu vực đồi, gò cao nên khó khăn về nước tưới. Những nơi như thế, tôi trồng mì, mía, đậu… Hơn 700 m2 đất gần nhà, tôi mua 1.200 cây ớt giống đồng tiền vàng quả to về trồng. Trước khi trồng, tôi phủ bạt, đắp rãnh hạn chế thất thoát nước khi tưới; mua máy bơm, bố trí hệ thống ống dẫn nước ra vườn. Đầu vụ, thời tiết khá thuận lợi, cây ớt sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh. Đợt 1, tôi thu được 7,2 tạ ớt, bán với giá 15-37 ngàn đồng/kg, trừ chi phí còn lãi 14 triệu đồng. Hiện tôi chuẩn bị thu đợt 2”.
Theo ông Đặng Thế Quyền-Chủ tịch UBND xã Yang Trung, vụ Đông Xuân này, toàn xã xuống giống 309 ha cây trồng các loại, đạt 101% kế hoạch. Trong đó, đậu các loại 109 ha, bắp lai 13 ha, mì 68 ha, rau các loại 47 ha, mía 69 ha, cây hàng năm và dược liệu 3 ha. Những diện tích đã gieo trồng, xã thường xuyên đôn đốc bà con chăm sóc để cây phát triển tốt, có sức đề kháng để chống chọi với điều kiện khắc nghiệt thời điểm cuối vụ. “Để ứng phó với khô hạn, trước vụ Đông Xuân, xã đôn đốc bà con tu bổ bờ bao, nạo vét ao hồ trữ nước; chuẩn bị máy bơm, ống dẫn nước phục vụ tưới; sửa chữa trạm bơm thủy lợi An Trung đảm bảo lấy nước từ sông Ba tưới cho cây trồng… Đến thời điểm này, chưa có thôn, làng nào báo cáo cây trồng bị ảnh hưởng do nắng hạn”-Chủ tịch UBND xã Yang Trung cho biết.
Ngọc Minh

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.