Kông Chro: Chuột cắn phá gây thiệt hại hơn 135 ha cây trồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ông Trần Ngọc Cường-Chủ tịch UBND xã Đak Tơ Pang (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) cho biết đang đề nghị UBND huyện xem xét hỗ trợ 30 triệu đồng để tiếp tục phát động phong trào diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và sức khỏe người dân.
Hiện tại xã Đak Tơ Pang, số lượng đuôi chuột thu gom trong dân vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm
Số đuôi chuột xã Đak Tơ Pang thu gom trong dân qua phát động phong trào diệt chuột. Ảnh: Minh Nguyễn
Tại xã Đak Tơ Pang, tình hình chuột phá hoại cây trồng ngày càng nghiêm trọng, lượng chuột bắt hàng ngày của người dân vẫn không giảm, bình quân từ 700 đến 1.200 con/ngày. Vì vậy, để tránh thiệt hại do chuột gây hại trên cây trồng, UBND xã tiếp tục phát động phong trào diệt chuột.
Cụ thể, xã giao nhiệm vụ cho mỗi đoàn viên, thanh niên phải nộp về xã ít nhất 30 đuôi chuột; Trường Tiểu học và THCS Lê Lợi phát động học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 mỗi em nộp ít nhất 10 đuôi chuột; các thành viên phụ trách thôn, làng vận động người dân bắt chuột, mỗi nhà nộp 20 đuôi. Kết quả, từ ngày 15-3 đến 22-3, xã đã thu gom, tiêu hủy hơn 17.300 đuôi chuột.
Theo ông Cường, trước đó (từ ngày 26-2 đến 12-3), xã cũng phát động phong trào diệt chuột bằng hình thức thu mua đuôi chuột của người dân với giá 1.000 đồng/đuôi. Sau 14 ngày phát động, xã đã thu mua được 10.106 đuôi chuột (tương ứng số tiền 10.106.000 đồng). Nghiêm trọng hơn là trong vụ mùa 2020 và Đông Xuân 2020-2021, chuột cắn phá gây hại 135,9 ha cây trồng các loại như: bắp, điều, xoài, mít, mì. Trong đó, phần lớn mức độ thiệt hại 30-70%, nhiều diện tích thiệt hại 100%.
MINH NGUYỄN

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.