Kon Gang: Những năm tháng hào hùng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau cơn mưa trút xuống bất ngờ giữa chiều tháng 5, núi rừng Kon Gang chìm trong biển mây trắng bồng bềnh. Trong ngôi nhà nhỏ hướng về dãy núi Đak Grok sừng sững, cựu chiến binh Juir (làng Klot, xã Kon Gang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) chậm rãi kể chuyện về những năm tháng chiến tranh gian khổ nhưng rất hào hùng của người dân Kon Gang.
Sinh ra trong gia đình chịu nhiều mất mát bởi chiến tranh, ông Juir có mẹ và chị gái đều là liệt sĩ. Mẹ ông-một nữ du kích Jrai kiên cường đã hy sinh năm 1964. Trước đó, năm 1961, chị gái ông cũng hy sinh khi tham gia hoạt động Hội Phụ nữ. Cả 2 người phụ nữ hy sinh trong lúc những đứa trẻ và người già phải rút lên núi ở trong các hang đá để tránh bom đạn. Những đứa trẻ chưa kịp lớn, chưa được đi học để biết cái chữ nhưng đã biết cầm súng để bảo vệ quê hương.
Ông Juir là thế hệ Jrai như vậy ở vùng đất anh hùng này. Năm 1969, ông Juir tham gia cách mạng. Ông từng trực tiếp bảo vệ 2 đời Bí thư Huyện 3 (nay là huyện Đak Đoa). Cũng không biết bao nhiêu lần, ông nén đau thương đưa đồng bào hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ về chôn cất trên đất mẹ Kon Gang. Khi đất nước hòa bình, ông mới được đi học lớp xóa mù chữ. Ông bồi hồi: “Trong cuộc đời tôi, có lẽ sung sướng nhất là ngày đất nước giải phóng và khi đi học để biết cái chữ, tự viết được tên mình”.
Theo ông Juir, người dân Kon Gang có truyền thống anh dũng, kiên cường và luôn khao khát tự do, Ông kể: “Trong kháng chiến chống Mỹ, tôi nhớ nhất là cuộc phát động vót chông để bố phòng bảo vệ buôn làng, nương rẫy, chống địch đi càn. Gia đình nào vót nhiều chông thì được tặng giấy khen. Các gia đình thi đua vót chông, có nhà chỉ sau 1 đêm mà vót được 700-800 cây chông”.
Hàng mít cổ thụ là chứng nhân cho lịch sử đấu tranh cách mạng của người dân xã Kon Gang anh hùng. Ảnh: Hoàng Ngọc
Hàng mít cổ thụ là chứng nhân cho lịch sử đấu tranh cách mạng của người dân xã Kon Gang anh hùng. Ảnh: Hoàng Ngọc
Cuộc phát động thứ 2 trong chiến tranh là trồng cây chống đói. Ông Juir nhớ lại: “Những năm 1960-1962, cuộc phát động trồng cây chống đói diễn ra ở tất cả các làng. Khi đó, Kon Gang bị giặc Mỹ càn quét, đốt phá hết nhà cửa, xóm làng, nương rẫy. Nếu trồng lúa hay trồng mì thì dễ bị lộ, địch biết sẽ lại đến càn quét, đốt phá. Ngày ngày, máy bay Mỹ lượn như chuồn chuồn báo mưa, dày đặc cả vùng rừng núi nên hầu như mọi người ngày sống trong các hang đá, tối đến mới ra ngoài. Cán bộ cách mạng hướng dẫn bà con trồng cây lương thực phân tán và trồng thêm các loại cây ăn quả, nhất là chuối và mít. Bà con trồng trên núi, trong rừng, ở bất cứ chỗ nào vì đây là loại cây rất dễ trồng, phù hợp thổ nhưỡng và dễ nhân giống”.
Cũng từ phong trào này mà Kon Gang có nhiều mít nhất huyện Đak Đoa, thậm chí là cả tỉnh. Nhiều gia đình đếm sơ sơ quanh nhà cũng có hàng chục cây mít, chưa kể mít được trồng thành hàng để chắn gió, phân ranh giới ruộng rẫy.
Đang giữa mùa quả chín, hương mít bay khắp thung lũng Kon Gang. Người cựu chiến binh cho hay, gia đình ông hiện còn gần 40 cây mít cổ thụ, trong đó có cây 2-3 người ôm không hết.
“Trước đây, vùng này mít nhiều đến nỗi quả rụng đầy gốc không ai ăn. Mùa mít chín, hương thơm dẫn dụ con thú trên rừng tìm về ăn. Những năm 1993-1994, nhiều người tìm tới mua mít lấy gỗ. Cây mít càng to càng có giá. Bà con đua nhau đốn hạ bán cây nên số lượng nay đã giảm rất nhiều. Vừa rồi, cũng có người tới trả mình 10 triệu đồng mua 4 gốc mít to nhất nhưng tôi không bán”-ông Juir chia sẻ.
Gia đình ông Juir-làng Klot vẫn còn gần 40 gốc mít cổ thụ. Món quà là quả mít chín còn thể hiện sự mến khách của những người Jrai trên vùng đất cách mạng. JPG
Gia đình ông Juir (làng Klot) vẫn còn gần 40 gốc mít cổ thụ. Món quà là quả mít chín còn thể hiện sự mến khách của những người Jrai trên vùng đất cách mạng. Ảnh: Hoàng Ngọc
Anh Xuân-thế hệ 8X sinh ra ở làng Klot-góp thêm câu chuyện: “Ấn tượng của mình về vùng đất này chính là những hàng mít cổ thụ. Khắp các con đường từ làng lên xã, từ nhà tới trường đi đâu cũng thấy bóng mít. Mình nhớ nhất là con đường từ làng Klot lên trụ sở UBND xã dài hàng kilômét với những cây mít cổ thụ cao lớn, tán đan vào nhau, đến mùa mít chín thơm lừng. Lũ trẻ đi học về thường tụm năm tụm ba hái mít ăn no rồi mới về nhà”.
Những cây mít ở vùng đất Kon Gang có tuổi đời hơn nửa thế kỷ. Hơn cả một loại cây ăn quả, những cây mít cổ thụ trên mảnh đất này soi bóng suốt chiều dài lịch sử đấu tranh cách mạng oai hùng. Và mỗi mùa mít chín, lại một lần nhắc nhớ thế hệ trẻ về quả ngọt hòa bình được đơm hoa kết trái từ truyền thống hào hùng của đất và người nơi đây.
HOÀNG NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Kỷ niệm với Chư Păh

Kỷ niệm với Chư Păh

(GLO)- Trước đây, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) được đặt tên là Khu 4. Khu 4 bao gồm cả vùng phía Bắc đường 19B, Đông giáp thị xã Pleiku và phía Tây đường 14, Bắc giáp tỉnh Kon Tum, Tây giáp nước bạn Campuchia.

Gia Lai: Công bố 23 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

Gia Lai: Công bố 23 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

(GLO)- Ngày 5-5, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký ban hành Quyết định số 428/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 23 thủ tục hành chính (TTHC) được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Môi trường.

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đạt được những kết quả ấn tượng, đời sống người dân từng bước được nâng cao.

Nghĩa tình nơi biên giới

Nghĩa tình nơi biên giới

(GLO)- Tôi có mấy người bạn thân từ Hà Nội và Quảng Ngãi lên thăm Gia Lai, nguyện vọng của họ là muốn lên biên giới, thăm những người lính Biên phòng. Vậy là mình lại có thêm cái cớ để ngược hướng biên cương.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

(GLO)- Ngày 29-4, đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng, Công ty Thiên Phúc Farma, Công ty CPTM Natulife Việt Nam tổ chức chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con thôn Plei Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện)-thôn kết nghĩa với Sở Y tế Gia Lai.

Đổi thay ở xã anh hùng

Đổi thay ở xã anh hùng Ia Phìn

(GLO)- Phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Ia Phìn (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Cuối năm 2017, xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.