Kiểm soát, xử lý hàng giả mạo nhãn hiệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bất cứ mặt hàng nào từ quần áo, giày dép, mỹ phẩm, cho đến phụ tùng xe máy… cũng có thể bị giả mạo những nhãn hiệu nổi tiếng đang được bảo hộ tại Việt Nam. Mặc dù ngành chức năng đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhưng hàng giả mạo nhãn hiệu vẫn tràn lan trên thị trường.

Tiêu dùng dễ dãi tiếp tay cho hàng giả

Nếu là hàng chính hãng, 1 đôi giày hiệu Adidas, MLB hay NIKE có giá 2-6 triệu đồng. Thế nhưng hàng fake (hàng giả, hàng nhái) chỉ 150-300 ngàn đồng/đôi. Một chiếc áo thun chính hãng giá lên đến 1 triệu đồng nhưng hàng fake chỉ trên dưới 100 ngàn đồng/áo. Hàng thời trang giá trị càng cao thì hàng nhái càng nhiều như các mẫu túi xách của thương hiệu đình đám Chanel, Gucci, Louis Vuiton có giá từ vài chục triệu đồng cho đến hàng trăm triệu đồng/chiếc thì hàng fake tùy mức độ nhái tinh xảo như thế nào sẽ có giá chỉ từ vài trăm ngàn đồng cho đến khoảng 1-2 triệu đồng/chiếc.

Có thể thấy, những thương hiệu lớn này vừa ra mắt mẫu nào thì thị trường hàng fake có ngay mẫu đó và không khó để tìm mua một món hàng giả mạo nhãn hiệu.

Nhiều người bán sử dụng mạng xã hội để livestream bán hàng giả mạo nhãn hiệu. Ảnh Cục QLTT tỉnh

Nhiều người bán sử dụng mạng xã hội để livestream bán hàng giả mạo nhãn hiệu. Ảnh Cục QLTT tỉnh

Từng bị dụ mua 1 chiếc túi xách giá 2,3 triệu đồng nhái thương hiệu lớn, chị Lê Thúy Hòa (tổ 3, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) cho biết: “Chiếc túi này được người bán giới thiệu là hàng fake 1 nên giá khá cao so với hàng fake khác trên thị trường. Tuy nhiên, nhìn kỹ sẽ thấy đường chỉ may kém sắc sảo, lộ góc, sử dụng một thời gian khóa kéo bị bạc màu và có hiện tượng hoen gỉ, da bong tróc nhẹ”. Còn chị Bùi Thị Thanh Ngọc (tổ 10, phường Ia Kring, TP. Pleiku) thì chia sẻ: “Khi đi mua hàng, mình thấy mẫu nào giá cả hợp lý, nhìn đẹp mắt là chọn mua thôi. Đôi khi không để ý và cũng chẳng biết đó là hàng thật hay giả”.

Thực tế cho thấy, vẫn có trường hợp người tiêu dùng, dù biết đó là thương hiệu lớn bị giả mạo nhưng vẫn bỏ tiền mua. Chính thói quen mua hàng dễ dãi của không ít người tiêu dùng đã vô tình tiếp tay cho việc sản xuất và kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu. Hiện nay, tình trạng giả mạo nhãn hiệu hàng hóa đang được bảo hộ tại Việt Nam ngày càng có xu hướng gia tăng, thủ đoạn tinh vi, mức độ vi phạm lớn. Hàng hóa vi phạm chủ yếu là thực phẩm, mỹ phẩm, quần áo, giày dép, đồng hồ, linh kiện, phụ tùng xe máy… Hàng giả mạo từ thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài cho đến thương hiệu trong nước. Tình trạng giả mạo nhãn hiệu tinh vi đến mức dễ dàng qua mặt người tiêu dùng.

Nhận định về nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự gia tăng của tình trạng vi phạm, các ngành chức năng cho rằng, do tâm lý tiêu dùng dễ dãi của một bộ phận người tiêu dùng, một phần sính hàng ngoại muốn sử dụng hàng hiệu nổi tiếng nhưng giá phải rẻ. Bên cạnh đó, việc sản xuất kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu mang lại lợi nhuận lớn. Vì lợi ích kinh tế, các đối tượng sẵn sàng làm nhái những hàng hóa có thương hiệu để trục lợi. Điều này không chỉ gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng khi mua phải hàng kém chất lượng.

Tăng cường kiểm tra, xử lý

Thời gian gần đây, công tác đấu tranh chống hàng giả mạo nhãn hiệu, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được các ngành chức năng của tỉnh đẩy mạnh. Đây cũng là lúc nhiều vụ việc được phát hiện và xử lý kịp thời. Điển hình như ngày 27-7 vừa qua, Đội Quản lý thị trường số 2 (Cục Quản lý thị trường tỉnh) bất ngờ kiểm tra cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy của Doanh nghiệp tư nhân Sáu Bản Lê Gia (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku). Tại thời điểm kiểm tra, đoàn phát hiện doanh nghiệp này có bày bán 241 linh kiện, phụ tùng xe máy các loại gồm: dây thắng, yên xe, tay thắng, tay chụp vặn ga, công tắc đèn, xốp lọc gió, dây rắc lửa và vòng bi. Tất cả hàng hóa nêu trên mang nhãn hiệu Honda và hình có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu của Công ty Honda Nhật Bản.

Sau khi làm việc với đại diện chủ sở hữu nhãn hiệu Honda tại Việt Nam và căn cứ tài liệu, hồ sơ xác định đây là hàng hóa buôn bán giả mạo nhãn hiệu, Đội đã hoàn chỉnh hồ sơ trình Cục trưởng Cục Quản lý thị trường ban hành quyết định xử phạt 20 triệu đồng đối với doanh nghiệp này.

Còn trong các ngày 7, 19 và 25-7, Đội Quản lý thị trường số 4 (Cục Quản lý thị trường tỉnh) đã tiến hành kiểm tra 4 hộ kinh doanh tại huyện Chư Sê và Chư Pưh đang bày bán giày dép, quần áo có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu NIKE được bảo hộ tại Việt Nam. Qua so sánh, đối chiếu hàng hóa thực tế với các tài liệu, hình ảnh và xác nhận của đại diện chủ thể quyền nhãn hiệu NIKE là Công ty TNHH Nike Việt Nam, Đội Quản lý thị trường số 4 kết luận các hộ kinh doanh này đã có hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

Đoàn kiểm tra đã lập hồ sơ trình Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 38 triệu đồng đối với 4 hộ kinh doanh; đồng thời, tịch thu và buộc tiêu hủy 145 sản phẩm các loại giả mạo nhãn hiệu NIKE theo quy định của pháp luật.

Việc phối hợp kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời các hành vi kinh doanh hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Ảnh: Vũ Thảo

Việc phối hợp kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời các hành vi kinh doanh hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Ảnh: Vũ Thảo

Trước đó, trong tháng 1-2023, Đội Quản lý thị trường số 2 phối hợp với Phòng An ninh kinh tế (Công an tỉnh) tiến hành kiểm tra địa điểm kinh doanh của ông Lương Ngọc Ánh (đường Nguyễn Thiếp, TP. Pleiku). Qua kiểm tra, đoàn phát hiện ông Ánh có hành vi không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định; buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường internet.

Đội Quản lý thị trường số 2 đã hoàn thiện hồ sơ chuyển Cục để trình UBND tỉnh ra quyết định xử phạt 92,5 triệu đồng đối với hộ kinh doanh này; đồng thời, buộc đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định; buộc tiêu hủy 210 chai nước hoa, 417 cái mắt kính, 141 cái đồng hồ đeo tay giả mạo nhãn hiệu.

Ông Đinh Văn Hà-Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh-cho biết: Các vụ việc được phát hiện trong thời gian qua cho thấy hành vi bán hàng giả mạo nhãn hiệu trên môi trường internet gia tăng. Người bán thường lợi dụng nền tảng mạng xã hội Facebook, TikTok, Zalo để chạy quảng cáo và livestream bán hàng. Qua theo dõi cho thấy người bán thường sử dụng địa điểm livestream bán hàng một nơi, còn kho chứa hàng lại là nơi khác nên gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra và xử lý.

“Để ngăn chặn hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên thị trường, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người kinh doanh ký cam kết, từ đó nhận thức rõ những tác hại khi tham gia bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu. Bên cạnh đó, tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng, các đơn vị chủ sở hữu kịp thời xử lý những hành vi mua bán, sản xuất hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng”-ông Hà nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Đa dạng các sản phẩm cây nhà lá vườn đã được những người nông dân chất phác ở xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum đưa ra chợ phiên từ sáng thứ 7.

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

(GLO)- Từ đầu năm đến nay, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công 4 hội chợ, phiên chợ và hội thi giới thiệu nông sản an toàn. Đây là dịp để các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và người dân kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Một trong những nguyên nhân khiến lộ lọt thông tin từ camera an ninh của nhiều gia đình, mà Thanh Niên phản ánh trên số báo hôm nay, chính là mua phải hàng trôi nổi trên thị trường, trong đó số lượng không nhỏ đến từ các sàn thương mại điện tử đang bùng nổ mạnh mẽ tại VN.

Sản phẩm đặc trưng địa phương sẵn sàng cho Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Sản phẩm đặc trưng địa phương sẵn sàng cho Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 diễn ra từ ngày 6 đến 12-11 tại khu vực sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh). Ngoài hoạt động văn hóa-thể thao đặc sắc, sự kiện này còn là dịp để quảng bá các mặt hàng truyền thống của địa phương.