Không ngừng thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào phát triển tốt đẹp.

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith hội đàm hẹp hồi tháng 8/2020. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith hội đàm hẹp hồi tháng 8/2020. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)


Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Lào sang thăm Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 43 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 4-6/12/2020.

Chuyến thăm Việt Nam diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào phát triển tốt đẹp.

Trong năm 2020, dù phải tạm hoãn nhiều hoạt động đối ngoại do dịch bệnh, hai bên vẫn duy trì các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao và các cơ chế hợp tác.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 45 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và 100 năm ngày sinh Chủ tịch Kaysone Phomvihane, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn trân trọng và dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào; nhấn mạnh bất chấp những biến động của tình hình thế giới và khu vực, tình cảm thủy chung, son sắt giữa hai đất nước, hai dân tộc Việt Nam-Lào không bao giờ thay đổi và luôn được khắc sâu trong trái tim mọi tầng lớp nhân dân hai nước.

Quan hệ Việt-Lào tiếp tục phát triển tốt đẹp

Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng gần gũi, thân thiết, nhân dân hai nước có quan hệ hữu nghị truyền thống, thủy chung, gắn bó lâu đời. Mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào, do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Souphanouvong đặt nền móng, được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp, là tấm gương mẫu mực về sự gắn kết thủy chung và son sắt giữa hai Đảng, hai dân tộc không ngừng đấu tranh vì độc lập, tự do, hòa bình và tiến bộ xã hội.

Nhân dân Việt Nam và Lào luôn chung sức đồng lòng, kề vai sát cánh trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ở mỗi nước.

Kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới năm 1986 đến nay, đất nước Lào đã có những thay đổi tích cực về mọi mặt. Chính trị ổn định, trật tự xã hội được đảm bảo, kinh tế tăng trưởng bền vững, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người đạt mức trên 2700 USD năm 2020, đầu tư nước ngoài vào Lào liên tục tăng, quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng, vị thế của Lào không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế.

Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp hiện nay, mối quan hệ đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước vẫn vững bền, ngày càng được củng cố và phát triển trên mọi lĩnh vực, tiếp tục đơm hoa, kết trái.

Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước thường xuyên trao đổi dưới nhiều hình thức. Nổi bật với việc hai bên tổ chức thành công cuộc gặp thường niên hai Bộ Chính trị và Kỳ họp lần thứ 42 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, hai bên trao đổi khoảng 27 đoàn, trong đó, Việt Nam sang Lào 10 đoàn và Lào sang Việt Nam 17 đoàn. Trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 vừa qua, lãnh đạo và nhân dân Lào cảm kích và đánh giá cao việc Việt Nam mặc dù cũng đang rất khó khăn nhưng đã chủ động chia sẻ, hỗ trợ chân thành với nước bạn Lào cả về vật chất lẫn kinh nghiệm trong phòng, chống dịch COVID-19.

Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương Việt Nam, cộng đồng người Việt Nam tại Lào đã giúp các trang thiết bị, vật tư y tế và tiền mặt với tổng giá trị hơn 1,5 triệu USD.

Do ảnh hưởng của đợt lũ lụt ở miền Trung Việt Nam, lãnh đạo cấp cao của Lào đã có điện thăm hỏi Lãnh đạo Việt Nam về nhân dân các tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng bão lụt (tháng 10/2020). Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi lời thăm hỏi và trao tặng 1.000 tấn gạo tới chính quyền và nhân dân tỉnh Savannakhet của Lào chịu ảnh hưởng nặng nề do lũ lụt (tháng 11/2020).

Hợp tác quốc phòng, an ninh tiếp tục là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Lào. Hai bên tích cực, chủ động thực hiện hiệu quả Nghị định thư hợp tác 5 năm và Kế hoạch hợp tác hàng năm về quốc phòng, an ninh, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự an toàn xã hội ở mỗi nước.

Hai bên thực hiện tốt Hiệp định về Quy chế biên giới, phối hợp triển khai Thỏa thuận giữa hai Chính phủ về giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong khu vực biên giới hai nước.

Trong mùa khô 2019-2020, hai bên đã phối hợp tìm kiếm, cất bốc được 181 bộ hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào trong thời kỳ chiến tranh và đã hồi hương được 168 bộ hài cốt.

Các lĩnh vực hợp tác tiếp tục được tăng cường

Do tình hình dịch COVID-19, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào cũng gặp nhiều khó khăn, các yếu tố đầu vào như nguyên liệu sản xuất, nhân công không đảm bảo, không đáp ứng theo yêu cầu; không có dự án được cấp phép mới, các dự án đã cấp phép dừng hoạt động.

Tính đến nay, số dự án của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào vẫn dừng ở 413 dự án với tổng số vốn đăng ký là 4,22 tỷ USD. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Lào đến hết tháng 10/2020 đạt 815,5 triệu USD, giảm 12,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, Việt Nam xuất đạt 464,8 triệu USD (giảm 17,8%), Việt Nam nhập khẩu đạt 350,8 triệu USD (giảm 3,5%).

Hợp tác giáo dục đào tạo tiếp tục được quan tâm. Hai bên phối hợp triển khai hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam và Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020," chú trọng tăng cường đào tạo cán bộ chiến lược cho Lào.

Bộ Giáo dục hai nước hiện đang phối hợp xây dựng dự thảo Đề án hợp tác giáo dục Việt Nam-Lào giai đoạn 2021-2030.

Năm 2020, Việt Nam dành 1.000 suất học bổng cho cán bộ, học sinh Lào sang học tập tại Việt Nam, Lào dành cho Việt Nam 60 học bổng. Tổng số lưu học sinh Lào đang học tập tại Việt Nam là 16.664 người (diện thỏa thuận Chính phủ 4.228 người).

Đến nay, các địa phương của Việt Nam đã tiếp nhận khoảng hơn 4.000 trên tổng số hơn 8.000 sinh viên Lào quay trở lại Việt Nam sau dịch COVID-19.

Hợp tác giữa các địa phương, nhất là các địa phương có chung biên giới tiếp tục được tăng cường, đặc biệt trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, chăm sóc y tế, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn tại các khu vực biên giới hai nước.

Các địa phương của Việt Nam giáp biên giới với Lào đã chủ động có các hình thức hỗ trợ, viện trợ các địa phương của Lào về trang thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch COVID-19, tiếp nhận bệnh nhân người Lào sang cấp cứu, điều trị tại Việt Nam... được dư luận lãnh đạo và nhân dân bạn cảm kích, đánh giá cao.

Phát biểu tại chiêu đãi Kỷ niệm lần thứ 45 Quốc khánh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Đại sứ Lào tại Việt Nam Sengphet Houngboungnuang nhấn mạnh trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới diễn biến nhanh và phức tạp, đại dịch COVID-19 ảnh hưởng sâu rộng toàn khu vực, hai nước Lào-Việt Nam vẫn nỗ lực không ngừng củng cố và phát triển quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, giáo dục, văn hóa, giao lưu nhân dân…, vì lợi ích thiết thực của nhân dân hai nước.

 

 Chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ kỷ niệm 45 năm Quốc khánh Lào và 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Kaysone Phomvihane. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ kỷ niệm 45 năm Quốc khánh Lào và 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Kaysone Phomvihane. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)


Hai bên phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn hợp tác khu vực và quốc tế. Hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác, phối hợp với các nước thành viên ASEAN khác trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN và duy trì đoàn kết, đồng thuận của ASEAN trong các vấn đề chiến lược ở khu vực.

Lào tích cực ủng hộ Việt Nam vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020. Hai bên thường xuyên hợp tác, phối hợp chặt chẽ với các nước, các tổ chức quốc tế có liên quan để quản lý, sử dụng bền vững và có hiệu quả nguồn nước sông Mê Công, bảo đảm hài hòa lợi ích của các nước trong lưu vực sông Mekong.

Việc tổ chức Kỳ họp lần thứ 43 của Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam-Lào nhằm tiếp tục khẳng định ưu tiên đối ngoại của cả hai nước là không ngừng phát triển mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào; tăng cường sự tin cậy chính trị giữa hai nước; tạo một kênh thống nhất chỉ đạo thúc đẩy triển khai các thỏa thuận cấp cao, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.

Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

(GLO)- Sáng sớm 11-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 11 đến 12-1-2023, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone.
Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân các cấp đã tích cực tham mưu cấp ủy Đảng cùng cấp triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến“, “tự chuyển hóa“.
Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, sáng 6/1, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch COVID-19; Đề xuất nội dung đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về việc chuyển tiếp thực hiện một số chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

(GLO)- Tại hội nghị tổng kết công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức chiều 4-1, các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá tình hình, kết quả công tác PCTN, tiêu cực cũng như đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ này trong thời gian tới.
Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

(GLO)- Sáng 5-1, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai gồm các ông Ngô Khắc Ngọc-Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh; Trường Trung Tuyến-Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ) sau kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

(GLO)- Những năm qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng triển khai thực hiện công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực ở đơn vị, địa phương một cách nghiêm túc, quyết liệt, toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm; gắn liền với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Kết luận Hội nghị Chính phủ với địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiệm vụ ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao, nhân dân chờ mong, đòi hỏi ngày càng lớn, song chúng ta nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2023, đạt được nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2022.
Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

(GLO)- Năm 2023 là dấu mốc quan trọng để Gia Lai phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Hai năm đầu nhiệm kỳ, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tận dụng thời cơ, lợi thế, hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ đã đặt ra. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của nhiệm kỳ 2020-2025 mà Đại hội đã đề ra, cần phải có sự quyết tâm, nỗ lực hơn nữa, nhất là trong năm 2023, năm giữa nhiệm kỳ.
Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

(GLO)- Chiều 27-12, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác dân vận của các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo 17 đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh.
Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

(GLO)- Điều lệ Đảng nêu rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với Nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

(GLO)- Sáng 27-12, tại trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nội chính năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023. Đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

(GLO)- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa tổ chức điều tra dư luận xã hội về hiệu quả công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực trên địa bàn tỉnh. Cuộc điều tra nhằm thu thập ý kiến của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mức độ quan tâm, hiệu quả của công tác PCTN, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai hiệu quả công tác PCTN, tiêu cực trong thời gian tới.
Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

(GLO)- Tại huyện Chư Păh, các tổ chức Đảng phân công đảng viên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở thôn, làng phụ trách hộ, nhóm hộ nơi cư trú. Việc này vừa phát huy vai trò nêu gương của đảng viên, tạo mối liên hệ thân thiết với người dân, vừa đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

(GLO)- Những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Kông Chro quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát giúp Ban Thường vụ Huyện ủy kịp thời đánh giá đúng ưu điểm của tổ chức Đảng, đảng viên để phát huy; phát hiện, làm rõ hạn chế, khuyết điểm để khắc phục và xử lý nghiêm minh vi phạm của tổ chức Đảng, đảng viên, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.