Khẩn trương kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng-chống AIDS, ma túy, mại dâm các cấp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Là kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại Hội nghị triển khai công tác phòng-chống ma túy năm 2023 của Ủy ban Quốc gia phòng-chống AIDS, ma túy, mại dâm tại Thông báo 154/TB-VPCP Văn phòng Chính phủ vừa ban hành.

Năm 2022, với sự nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương, nhất là vai trò nòng cốt của lực lượng Công an nhân dân, công tác phòng-chống ma túy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn, hạn chế: số người nghiện và người sử dụng trái phép chất ma túy còn ở mức cao; cơ sở vật chất các cơ sở cai nghiện xuống cấp, quá tải; công tác xác định tình trạng nghiện ma túy chưa đáp ứng được yêu cầu; một số bộ, ngành, địa phương chưa quan tâm đầy đủ, đúng mức đến công tác phòng-chống ma túy; kinh phí bố trí cho công tác này còn hạn chế…

Năm 2023, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp. Để tạo chuyển biến mạnh mẽ công tác phòng-chống ma túy, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương vào cuộc quyết liệt hơn nữa, bám sát cơ sở để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tập trung triển khai quyết liệt một số nội dung. Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác phòng-chống ma túy ở các Bộ, ngành, địa phương, nhất là các địa bàn khó khăn, phức tạp về tội phạm và tệ nạn ma túy.

Chủ động làm tốt công tác nắm, phân tích, dự báo và đánh giá đúng tình hình tội phạm về ma túy. Ảnh minh họa
Chủ động làm tốt công tác nắm, phân tích, dự báo và đánh giá đúng tình hình tội phạm về ma túy. Ảnh minh họa

Khẩn trương kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng-chống AIDS, ma túy, mại dâm các cấp, kịp thời tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền các giải pháp trọng tâm trong công tác phòng-chống ma tuý phù hợp với tình hình thực tiễn từng địa phương, đơn vị.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an tăng cường công tác quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy, các đối tượng liên quan đến ma túy, đẩy mạnh sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công tác quản lý; thực hiện hiệu quả công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy; có giải pháp giữ vững số xã, phường, thị trấn không có ma túy; giảm số xã, phường, thị trấn có ma túy và trọng điểm về ma túy.

Chủ động làm tốt công tác nắm, phân tích, dự báo và đánh giá đúng tình hình tội phạm về ma túy. Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các kế hoạch, phương án đấu tranh phòng, chống ma túy, đảm bảo đồng bộ, liên hoàn trên các tuyến, địa bàn trọng điểm; ngăn chặn ma túy từ sớm, từ xa; bắt giữ cả đường dây, đối tượng cầm đầu.

Tăng cường kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; quản lý chặt chẽ các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự; kịp thời phát hiện, triệt phá diện tích trồng và tái trồng cây có chứa chất ma túy.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong công tác phòng-chống ma túy. Nâng cao hiệu quả phối hợp đấu tranh giữa các lực lượng chuyên trách phòng-chống ma túy từ Trung ương đến địa phương. Định kỳ tổ chức giao ban các cơ quan chuyên trách phòng-chống ma túy và các cơ quan thường trực của Ủy ban Quốc gia.

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền và tôn vinh các điển hình tiên tiến trong công tác phòng- chống ma túy trong Tháng hành động phòng, chống ma túy.

Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ "Đề án tổng thể nâng cao năng lực cho lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy", bảo đảm không trùng lặp và tận dụng nguồn lực của các dự án thuộc Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021-2025 và các dự án, chương trình phát triển kinh tế-xã hội khác.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội rà soát, đánh giá nhu cầu, sự phù hợp với quy hoạch, bảo đảm tính khả thi thực hiện dự án khi có nguồn vốn và lập danh sách các cơ sở cai nghiện cần sửa chữa, nâng cấp, xây mới; ưu tiên đối với các địa phương chưa có cơ sở cai nghiện ma túy công lập và các địa phương có số lượng người nghiện ma túy nhiều, cơ sở cai nghiện ma túy xuống cấp, quá tải.

Rà soát, đánh giá tổng thể việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi, trách nhiệm của Bộ trong việc thực hiện Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 và các văn bản hướng dẫn thi hành; chỉ ra những khó khăn, vướng mắc, đề xuất phương hướng, giải pháp khắc phục, báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia trước ngày 15-5-2023.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế triển khai xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định chi tiết Luật phòng-chống HIV/AIDS theo Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2023 bảo đảm tiến độ, đồng bộ với Luật Phòng-chống ma túy năm 2021.

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức triển khai hiệu quả Nghị định số 109/2021/NĐ-CP quy định cơ sở y tế đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy và hồ sơ, trình tự thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy; rà soát, đánh giá và đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tiễn. Chỉ đạo các Sở Y tế có phương án bảo đảm cơ sở vật chất, nhân lực hệ thống cơ sở y tế đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy.

Phối hợp với Bộ Công an xác định các loại ma tuý, tiền chất mới được sử dụng hợp pháp trong lĩnh vực y tế cần quản lý theo quy định của Luật Phòng-chống ma túy để phòng ngừa việc lợi dụng sản xuất, buôn bán ma túy.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương chủ động rà soát, điều chuyển và bố trí nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và các nguồn vốn hợp pháp khác được giao quản lý để thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư các dự án.

Trên cơ sở kết quả đánh giá, đề xuất của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và các địa phương, tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền hỗ trợ các địa phương thực hiện các dự án cai nghiện theo quy định của luật đầu tư công khi đủ thủ tục đầu tư và có điều kiện về nguồn vốn.

Bộ Tài chính khẩn trương rà soát, ban hành văn bản hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma tuý theo quy định của Luật phòng, chống ma tuý năm 2021. Nghiên cứu cân đối ngân sách để hỗ trợ địa phương thực hiện công tác phòng-chống ma túy.

Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng-chống ma túy, gắn trách nhiệm và phân công cụ thể các ngành, tạo cơ chế vận hành, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát. Chủ động trao đổi kinh nghiệm, phối kết hợp giữa các địa phương trong công tác phòng-chống ma túy.

Khẩn trương rà soát cơ sở vật chất, nhân lực hệ thống cơ sở y tế, công bố danh sách các cơ sở y tế đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy, đặc biệt là trạm y tế cấp xã.

Tập trung chỉ đạo công tác thống kê, quản lý người nghiện ma túy, người sử dụng trái phép chất ma túy và người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn; bố trí nguồn lực, ngân sách theo quy định của pháp luật để tổ chức triển khai có hiệu quả công tác này. Ưu tiên bố trí kinh phí sửa chữa, nâng cấp hoặc xây mới cơ sở cai nghiện ma túy công lập đảm bảo điều kiện theo quy định và đáp ứng nhu cầu của địa phương.

Đối với 3 địa phương chưa có cơ sở cai nghiện ma túy: Đak Nông, Kon Tum, Hậu Giang, trước mắt tận dụng cơ sở vật chất sẵn có để cải tạo, nâng cấp thành cơ sở cai nghiện ma tuý; đồng thời sớm có kế hoạch xây dựng cơ sở cai nghiện ma tuý đáp ứng yêu cầu, quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 để phục vụ công tác cai nghiện ma túy của địa phương.

Các bộ, cơ quan thành viên Ủy ban Quốc gia, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao trong Chương trình công tác năm 2023 của Ủy ban Quốc gia (ban hành kèm theo công văn số 2891/VPCP-KGVX ngày 26-4-2023) và theo chức năng quản lý nhà nước được phân công.

Có thể bạn quan tâm

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).