Liên kết phát triển du lịch các tỉnh, thành Duyên hải miền Trung - Tây Nguyên:

Khai thác thế mạnh, bổ trợ nhau để phát triển bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tỉnh Bình Định cần đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành khu vực Duyên hải miền Trung - Tây Nguyên, nhằm khai thác thế mạnh từng địa phương, hình thành sản phẩm du lịch đa dạng, bổ trợ nhau để phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh mới.

Đây là nội dung được nêu ra tại Hội nghị liên kết, phát triển du lịch một số tỉnh, thành trong khu vực Duyên hải miền Trung - Tây Nguyên, do UBND tỉnh phối hợp Cục Du lịch quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) tổ chức chiều 30.5. Dự hội nghị có ông Hà Văn Siêu, Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Hải Giang; lãnh đạo UBND tỉnh và Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch các tỉnh bạn; chuyên gia du lịch, hiệp hội du lịch, lữ hành, DN kinh doanh du lịch, DN lữ hành trong và ngoài nước…

Phát triển du lịch bền vững

Phân tích thêm về tiềm năng phát triển du lịch xanh của vùng, TS Lê Hồng Vương, Phó Trưởng Khoa Du lịch (Trường ĐH Văn Hiến), cho biết: “Du dịch xanh có sự khác biệt với du lịch nông thôn và du lịch sinh thái, đối tượng khách và những nguyên tắc phát triển bền vững. Chúng ta nên định hướng phát triển du lịch xanh của vùng gắn với điểm đến, DN du lịch thu hút thị trường khách yêu thích sự thân thiện môi trường”.

Dẫn ra báo cáo chỉ số phát triển du lịch của Bình Định cùng với các tỉnh, thành trong nước, TS Vũ Nam, giảng viên Khoa Du lịch và khách sạn (Trường ĐH Kinh tế quốc dân), cho rằng Bình Định nên nắm bắt tốt các xu hướng, kịch bản phát triển du lịch hiện nay trên thế giới để có chiến lược cụ thể; cải thiện chỉ số phát triển du lịch bằng cách tăng cường phối hợp liên ngành, liên địa phương. Đặc biệt, quan tâm đến quản lý phát triển bền vững ngành du lịch, xây dựng và áp dụng các chương trình chứng nhận du lịch xanh, du lịch bền vững…

Theo các chuyên gia, DN du lịch, lữ hành, việc thúc đẩy liên kết đồng bộ, thực chất và hiệu quả chính là “chìa khóa” để mở ra giai đoạn phát triển du lịch mới, bứt phá và bền vững hơn.

Ông Nguyễn Hà Trung, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch Vietravel cho biết Vietravel sẽ đóng vai trò tiên phong và là đối tác chiến lược của các địa phương trong đầu tư và thiết kế sản phẩm du lịch mang tính cạnh tranh cao, phù hợp với xu hướng thị trường quốc tế; phát triển và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; truyền thông xúc tiến du lịch, tổ chức các sự kiện - hội chợ du lịch quy mô quốc tế, chia sẻ dữ liệu và công nghệ xây dựng nền tảng du lịch thông minh, hiệu quả và bền vững.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Hải Giang (thứ ba từ trái sang) và Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam Hà Văn Siêu (thứ hai từ trái sang) tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm đặc trưng của Bình Định. Ảnh: ĐOAN NGỌC

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Hải Giang (thứ ba từ trái sang) và Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam Hà Văn Siêu (thứ hai từ trái sang) tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm đặc trưng của Bình Định. Ảnh: ĐOAN NGỌC

Định hình sản phẩmdu lịch mang tầm quốc tế

Thông tin từ bà Lê Hoàng Mỹ Hạnh, Tổng Giám đốc Green Communications, cho thấy ngành du lịch toàn cầu đang vào giai đoạn phát triển mang tính định hình lại hành vi du khách và mô hình sản phẩm du lịch, gồm: Xanh, bền vững và tái tạo; cá nhân hóa, sáng tạo và chủ động trải nghiệm; kết hợp chăm sóc sức khỏe; gắn kết cộng đồng và bảo tồn văn hóa; chuyển đổi số; giáo dục và phát triển kỹ năng. Những xu hướng trên đặt ra yêu cầu cấp thiết cho cơ quan quản lý, DN hoạch định chiến lược, tiếp thị và phát triển bền vững du lịch.

Bình Định đã ký chương trình hợp tác, liên kết phát triển du lịch với 6 tỉnh duyên hải ven biển và Tây Nguyên, 5 tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung để hình thành các tuyến, tour du lịch liên tỉnh, kết nối tổ chức các sự kiện chung, hỗ trợ quảng bá chéo sản phẩm. Tuy vậy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Hải Giang nhìn nhận liên kết du lịch vùng vẫn còn nặng về hình thức, chưa tạo ra những sản phẩm thực sự khác biệt và hấp dẫn, chưa huy động được nhiều DN tham gia và còn thiếu cơ chế điều phối hiệu quả, ổn định, lâu dài. Tỉnh Bình Định cam kết sẽ đồng hành, chia sẻ trách nhiệm và tạo điều kiện tốt nhất cho các chương trình hành động liên kết được triển khai thực chất, liên tục và hiệu quả, không chỉ để phát triển du lịch mà còn để cùng nhau phát triển, nâng cao vị thế của vùng và địa phương trên bản đồ du lịch quốc gia và quốc tế.               

* Vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên gồm 8 tỉnh, thành phố (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận) và 5 tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) có vị trí trung tâm, thuận lợi trong việc thu hút khách du lịch từ phía Bắc và phía Nam.

*Quy Nhơn - Bình Định tiếp tục là điểm đến hấp dẫn, trở thành trung tâm liên kết phát triển du lịch khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Bình Định cũng như các tỉnh, thành trong khu vực, kể cả các DN nên nắm bắt đầu tư phát triển du lịch theo xu hướng lữ hành mới, sản phẩm đa dạng theo nhu cầu thị trường, như du lịch xanh, du lịch chăm sóc sức khỏe... Chúng ta không chỉ khai thác tài nguyên sẵn có mà còn phải tạo ra nhiều sản phẩm du lịch giàu trải nghiệm để lại ấn tượng cho du khách.

Ông Hà Văn Siêu, Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam         

ĐOAN NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Bình yên Cù Lao Xanh

Bình yên Cù Lao Xanh

(GLO)- Xã Nhơn Châu, hay như dân gian quen gọi Cù Lao Xanh, là một trong những hòn đảo vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, nằm cách trung tâm Quy Nhơn khoảng 24 km về phía Đông.

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

(GLO)- Việc hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới) không chỉ kiến tạo một không gian phát triển mới mà còn thúc đẩy ngành du lịch đột phá, với sự kết hợp khai thác tài nguyên du lịch rừng và biển, sẽ tạo ra chuỗi sản phẩm đa dạng, hấp dẫn.

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Việc hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới) không chỉ kiến tạo không gian phát triển mới mà còn thúc đẩy ngành du lịch đột phá. Sự kết hợp khai thác tài nguyên du lịch rừng và biển sẽ tạo ra chuỗi sản phẩm đa dạng, hấp dẫn.

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Những ngày qua, sau khi phim “Lật Mặt 8” mang tên “Vòng tay nắng” với những cảnh quay tại Khu du lịch Bàu Trắng (huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) khởi chiếu tại các rạp thì ngày càng có nhiều người đến check-in hơn với các địa danh được nhắc đến trong phim.

Biển đảo Phú Yên - vẻ đẹp nguyên sơ gọi mời

Biển đảo Phú Yên - vẻ đẹp nguyên sơ gọi mời

Với đường bờ biển dài đến 189 km, trải dọc từ vịnh Xuân Đài ở phía Bắc đến Hòn Nưa nơi cực Nam, Phú Yên sở hữu kho tàng thiên nhiên biển đảo phong phú và quyến rũ, là điểm đến hấp dẫn trong mùa hè cho những ai yêu thích vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng và chân thực.

Đa dạng tour hè

Đa dạng tour hè

Với bờ biển trải dài, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, ẩm thực đa dạng, phong phú, Bình Định đã trở thành điểm đến lý tưởng thu hút khách đến trong mùa hè. Để khách hàng dễ dàng tìm thấy lựa chọn phù hợp khi đến với “thiên đường biển”, nhiều doanh nghiệp lữ hành đã làm mới, đa dạng sản phẩm, đưa ra nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn.
Bánh hoa mai kẹp hạt

Bánh hoa mai kẹp hạt

Cơ sở sản xuất ngũ cốc, trà hoa Cô Ba Bình Định (phường Hoài Hảo, TX Hoài Nhơn) hiện cung ứng ra thị trường dòng sản phẩm mới mang tên bánh hoa mai kẹp hạt, được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị tự nhiên, bổ dưỡng.
Cá đá sông Côn

Cá đá sông Côn

Người dân ở vùng núi huyện Vĩnh Thạnh vẫn gìn giữ một món ăn giản dị mà đậm đà bản sắc - cá đá nướng cuốn lá rừng. Cá đá là loài cá nhỏ sống trong các khe suối, ghềnh đá, nơi nước chảy xiết, trong vắt. 
Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

null