Khai mạc phiên chợ biên giới tại Khu Kinh tế cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 25-10, tại Bến xe Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, huyện Đức Cơ, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Đức Cơ và Sở Thương mại tỉnh Ratanakiri (Vương quốc Campuchia) tổ chức phiên chợ biên giới tại Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) năm 2024.

cac-dai-bieu-cat-bang-khai-mac-6105-3874.jpg
Các đại biểu cắt băng khai mạc Phiên chợ. Ảnh: V.T

Phiên chợ biên giới năm 2024 diễn ra từ ngày 25 đến 27-10, có quy mô 60 gian hàng, trong đó có các gian hàng trưng bày sản phẩm hàng hóa xuất xứ Việt Nam, sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP địa phương, sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hàng ẩm thực; sản phẩm của tỉnh Ratanakiri.

cac-dai-bieu-tham-quan-gian-hang-2821-7676.jpg
Các đại biểu tham quan gian hàng. Ảnh: V.T

Thời gian qua, tình hình thương mại biên giới giữa tỉnh Gia Lai (Việt Nam) và tỉnh Ratanakiri (Vương quốc Campuchia) đã đạt một số kết quả khả quan. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh 9 tháng năm 2024 tăng 56% so với cùng kỳ năm 2023. Hạ tầng thương mại biên giới được quan tâm đầu tư; hoạt động xúc tiến thương mại được đẩy mạnh. Đây là tín hiệu tích cực đối với hoạt động thương mại biên giới của tỉnh.

Phiên chợ biên giới được tổ chức hàng năm với mục tiêu hỗ trợ thương nhân xúc tiến thương mại, khuyến khích đầu tư hạ tầng thương mại tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh và Cửa khẩu Quốc tế Oyadav, Vương quốc Campuchia góp phần phát triển kinh tế-xã hội khu vực biên giới. Phiên chợ hứa hẹn sẽ đem đến cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cơ hội giao thương, quảng bá sản phẩm hiệu quả. Đây là dịp để người dân, du khách tham quan, mua sắm, giao lưu văn hoá, văn nghệ sôi động. Qua đó, thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân và chính quyền hai bên biên giới tỉnh Gia Lai và tỉnh Ratanakiri.

phien-cho-la-dip-de-nguoi-dan-khu-vuc-2-ben-bien-gioi-tham-quan-mua-sam-hang-hoa-8544-2084.jpg
Phiên chợ là dịp để người dân hai bên biên giới tỉnh Gia Lai và tỉnh Ratanakiri có cơ hội tham quan, mua sắm hàng hóa. Ảnh: V.T

Đây là một trong những chương trình triển khai thực hiện Kế hoạch số 1055/KH-UBND ngày 30-7-2021 của UBND tỉnh Gia Lai triển khai thực hiện Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 25-2-2021 của Thủ tướng chính phủ, phê duyệt chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Gia Lai.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai diễn tập chữa cháy rừng cấp tỉnh năm 2024

Gia Lai diễn tập chữa cháy rừng cấp tỉnh năm 2024

(GLO)- Sáng 20-12, tại Tiểu khu 392 thuộc Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới (phường Chi Lăng, TP. Pleiku), Chi cục Kiểm lâm Gia Lai phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH (Công an tỉnh), Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy PCCCR cấp huyện và các chủ rừng diễn tập chữa cháy rừng năm 2024.

Khởi động thị trường cây cảnh phục vụ Tết nguyên đán

Khởi động thị trường cây cảnh phục vụ Tết nguyên đán

(GLO)- Những ngày này, lượng khách đến tham quan, mua sắm cây cảnh về trang trí công trình và nhà cửa để đón Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu tăng. Nắm bắt xu thế đó, các nhà vườn và cơ sở kinh doanh cây cảnh cũng tăng số lượng cây bán ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn.

Ông Bing (xã Chư Á, TP. Pleiku) chăm sóc bò được hỗ trợ từ Tiểu dự án 1-Dự án 3. Ảnh: N.D

Quan tâm hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Thời gian qua, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với các địa phương triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Dự án giúp cho các hộ nghèo, cận nghèo ổn định sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.