Khách quốc tế đến Việt Nam trong 2 tháng đầu năm đạt 4 triệu lượt, tăng 30,2%

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia), lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 2 năm 2025 đạt gần 1,9 triệu lượt, đưa tổng số khách quốc tế trong 2 tháng đầu năm đạt gần 4 triệu lượt, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất với 956 nghìn lượt (chiếm 27,7%). Hàn Quốc xếp ở vị trí thứ 2, đạt 885 nghìn lượt. Hai thị trường đóng góp 46% tổng số khách đến Việt Nam. Tiếp theo là Đài Loan ở vị trí thứ 3 (218 nghìn lượt), Mỹ ở vị trí thứ 4 (180 nghìn lượt).

Trong 10 thị trường lớn nhất của du lịch Việt Nam còn có Nhật Bản (147 nghìn lượt), Campuchia (142 nghìn lượt), Úc (105 nghìn lượt), Malaysia (103 nghìn lượt), Ấn Độ (92 nghìn lượt). Đáng chú ý, thị trường khách Nga (79 nghìn lượt) đã quay lại top 10 thị trường gửi khách hàng đầu của Việt Nam.

img-8104.jpg
Năm 2025, Chính phủ giao Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch thực hiện mục tiêu đón 22-23 triệu lượt khách quốc tế. Ảnh: P.V

Các thị trường ở châu Âu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng, nhất là các thị trường được hưởng chính sách đơn phương miễn thị thực như: Anh (+24,1%), Pháp (+30,2%), Đức (+26,7%), Ý (+31,5%), Tây Ban Nha (+19,9%), Nga (+104,3%), Đan Mạch (+20,9%), Thụy Điển (+21,8%), Na Uy (+21,4%).

Bên cạnh đó, thị trường Ba Lan và Thụy Sỹ cũng ghi nhận gia tăng lượng khách, tăng lần lượt 54,2% và 14,2% so với cùng kỳ năm 2024.

Kết quả trên là sự ghi nhận nỗ lực đổi mới trong xúc tiến, quảng bá du lịch cả về thị trường, nội dung, phương thức, quy mô, khai thác tốt cơ chế hợp tác công tư, sự tham gia tích cực của các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công tác truyền thông quảng bá trên nền tảng số tiếp tục được đẩy mạnh góp phần lan tỏa thương hiệu du lịch, thu hút khách quốc tế đến Việt Nam. Việc mở rộng hợp tác trong các cơ chế hợp tác song phương và đa phương cũng là một điểm nhấn góp phần tăng cường sự hiện diện của du lịch Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Ngày 5-2, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030. Đối với du lịch, Chính phủ giao Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch thực hiện mục tiêu: khách du lịch quốc tế đạt 22-23 triệu lượt khách; khách du lịch nội địa đạt 120-130 triệu lượt khách. Những bứt phá đầu năm nêu trên sẽ tạo động lực để ngành Du lịch đạt được mục tiêu Chính phủ đề ra.

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á về mức độ an toàn với 59,2 điểm. Ảnh: Phương Vi

Việt Nam xếp thứ 4 Đông Nam Á về mức độ an toàn

(GLO)- Trang web Numbeo-một trang web chuyên thống kê về chỉ số mức sống tại các thành phố và quốc gia vừa công bố danh sách các quốc gia an toàn nhất thế giới. Trong đó, xếp theo khu vực, Việt Nam đứng thứ 4 Đông Nam Á với 59,2 điểm.

Mô hình “Cà phê cảnh quan” ở xã Đak Krong, huyện Đak Đoa. Ảnh: H.T

“Cà phê cảnh quan”: Đa lợi ích

(GLO)- Cà phê cảnh quan là mô hình trồng cà phê xen canh với các cây trồng khác để tạo cảnh quan sinh thái, giúp mang lại giá trị cao cho cây cà phê, có thể phát triển du lịch.

TP. Pleiku: Đào tạo nghiệp vụ du lịch cho 50 học viên

TP. Pleiku: Đào tạo nghiệp vụ du lịch cho 50 học viên

(GLO)- Ngày 30 và 31-12, tại xã Biển Hồ (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), UBND thành phố phối hợp với Trung tâm hỗ trợ pháp luật và Phát triển nguồn nhân lực (Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam) tổ chức lớp đào tạo về du lịch trên địa bàn.

“Đánh thức” du lịch Ia Pa

“Đánh thức” du lịch Ia Pa

(GLO)- Về huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai), nghe tên những địa danh gắn với bao truyền thuyết hư ảo như lạc vào miền sử thi. Trầm tích văn hóa kết hợp với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ là thế mạnh để “đánh thức” tiềm năng du lịch của vùng đất từng “bị bỏ quên” này.