Nghiên cứu miễn visa với một số quốc gia, khách tỷ phú đến Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhằm kích cầu du lịch, đặc biệt là thu hút khách quốc tế ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển cũng như nhóm đối tượng khách siêu giàu, tỷ phú, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các ngành liên quan nghiên cứu chính sách visa phù hợp.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2-2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch nghiên cứu chính sách visa phù hợp, nhất là với các nước bạn bè truyền thống, đa dạng hóa việc miễn visa với một số quốc gia và đối tượng như tỷ phú trên thế giới.

img-7814.jpg
Chính sách thị thực thông thoáng sẽ là đòn bẩy giúp du lịch phát triển. Ảnh: P.V

Thực tế, việc miễn thị thực nhập cảnh đối với những thị trường trọng điểm có lượng khách lưu trú dài ngày với mức chi tiêu cao là một trong những giải pháp để thực hiện tái cơ cấu nguồn khách, tránh nguy cơ phát triển nền công nghiệp du lịch đại trà với nhiều hệ lụy. Bên cạnh đó, các quốc gia có quy trình xử lý visa hoặc chính sách miễn visa hiệu quả thường đón lượng khách du lịch tăng lên đáng kể. Chính sách thị thực cởi mở giúp giảm rắc rối và chi phí trong quá trình làm thủ tục nhập cảnh. Năm 2018, theo nghiên cứu của Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) tác động của việc miễn thị thực cho 5 nước Tây Âu (Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Italy) đã làm tăng thêm 10,1% số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, cao hơn cả mức tăng chung ở các nước ASEAN khác khi áp dụng miễn thị thực.

Theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 15-1-2025 của Chính phủ, từ ngày 1-3-2025 đến hết ngày 31-12-2025, Việt Nam miễn thị thực cho công dân các nước: Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Séc và Liên bang Thụy Sĩ theo khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch trong năm 2025.

Trước đó, ngày 15-3-2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 32/NQ-CP miễn thị thực cho công dân 13 nước: Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Italy, Vương quốc Tây Ban Nha, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Liên bang Nga, Nhật Bản, Đại Hàn Dân Quốc, Vương quốc Đan Mạch, Vương quốc Thụy Điển, Vương quốc Na Uy, Cộng hòa Phần Lan và Cộng hòa Belarus. Như vậy, từ 1-3-2025, Việt Nam miễn thị thực nhập cảnh cho 16 nước.

img-7768.jpg
Theo thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 1-2025 đạt gần 2,1 triệu lượt. Ảnh: P.V

Được biết, theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 1-2025 đạt gần 2,1 triệu lượt, tăng 36,9% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là kỷ lục mới của ngành du lịch Việt Nam, vượt qua con số cao nhất trước đó là 1,99 triệu lượt vào tháng 1-2020. Đặc biệt ghi nhận mức tăng trưởng khả quan từ các thị trường châu Âu gồm: Nga tăng 116,8%; Na Uy tăng 35,6%; Thụy Điển tăng 31,8%; Đức tăng 22,9%. Các nước như: Anh, Pháp, Italy, Tây Ban Nha và Đan Mạch cũng có mức tăng trưởng triển vọng về lượng du khách đến Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á về mức độ an toàn với 59,2 điểm. Ảnh: Phương Vi

Việt Nam xếp thứ 4 Đông Nam Á về mức độ an toàn

(GLO)- Trang web Numbeo-một trang web chuyên thống kê về chỉ số mức sống tại các thành phố và quốc gia vừa công bố danh sách các quốc gia an toàn nhất thế giới. Trong đó, xếp theo khu vực, Việt Nam đứng thứ 4 Đông Nam Á với 59,2 điểm.

Mô hình “Cà phê cảnh quan” ở xã Đak Krong, huyện Đak Đoa. Ảnh: H.T

“Cà phê cảnh quan”: Đa lợi ích

(GLO)- Cà phê cảnh quan là mô hình trồng cà phê xen canh với các cây trồng khác để tạo cảnh quan sinh thái, giúp mang lại giá trị cao cho cây cà phê, có thể phát triển du lịch.

TP. Pleiku: Đào tạo nghiệp vụ du lịch cho 50 học viên

TP. Pleiku: Đào tạo nghiệp vụ du lịch cho 50 học viên

(GLO)- Ngày 30 và 31-12, tại xã Biển Hồ (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), UBND thành phố phối hợp với Trung tâm hỗ trợ pháp luật và Phát triển nguồn nhân lực (Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam) tổ chức lớp đào tạo về du lịch trên địa bàn.

“Đánh thức” du lịch Ia Pa

“Đánh thức” du lịch Ia Pa

(GLO)- Về huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai), nghe tên những địa danh gắn với bao truyền thuyết hư ảo như lạc vào miền sử thi. Trầm tích văn hóa kết hợp với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ là thế mạnh để “đánh thức” tiềm năng du lịch của vùng đất từng “bị bỏ quên” này.