Kết nối, đồng hành cùng doanh nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Thời gian qua, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Gia Lai luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc kết nối, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN). Nhờ đó, tình hình sản xuất kinh doanh của các DN tương đối ổn định và có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn nhưng hầu hết các ngành đều có chỉ số sản xuất tăng trong quý I-2023. Bên cạnh hỗ trợ cho các DN khi đầu tư vào khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế, Ban còn chú trọng đến công tác quản lý đầu tư và rà soát tình hình triển khai các dự án tại các khu vực quản lý.

Tại KCN Trà Đa (TP. Pleiku), trong 3 tháng đầu năm, Ban đã cấp mới quyết định chủ trương đầu tư cho 1 dự án với tổng vốn đăng ký gần 90 tỷ đồng; cấp điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 2 dự án (1 dự án tăng vốn đầu tư thêm 23,2 tỷ đồng). Hiện nay, KCN Trà Đa có 56 nhà đầu tư triển khai 62 dự án với tổng vốn đăng ký 3.509 tỷ đồng (tăng 5,12% so với cùng kỳ năm 2022), trong đó có 5 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (chiếm 8,1% tổng dự án đầu tư vào KCN). Các DN chủ yếu tập trung vào các ngành, nghề phát huy lợi thế về nguồn nguyên liệu của địa phương như: sản xuất đá granite, nông sản, gỗ…

Quang cảnh Hội nghị đánh giá tình hình quản lý khu vực Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh quý I-2023. Ảnh Hà Duy

Quang cảnh Hội nghị đánh giá tình hình quản lý khu vực Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh quý I-2023. Ảnh Hà Duy

Tại Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ), trong quý I, Ban đã cấp điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư cho 1 dự án. Tính đến nay, tại đây đã có 36 nhà đầu tư thực hiện 40 dự án với tổng vốn đăng ký 556,6 tỷ đồng (tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2022), vốn đầu tư thực hiện ước đạt 242,8 tỷ đồng (tăng 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái). Trong đó, 11 dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động, 20 dự án đang xây dựng, 9 dự án đang làm thủ tục. Các dự án chủ yếu hoạt động thương mại, dịch vụ, kinh doanh kho bãi phù hợp với khu vực cửa khẩu.

Đáng chú ý, bước đầu đã có 4 dự án đầu tư tại KCN-Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (2 dự án chế biến sản xuất gỗ, hàng nội thất xuất khẩu và 2 dự án chế biến nấm). Tuy nhiên, Khu Kinh tế chủ yếu hoạt động theo mùa vụ nên khi kết thúc mùa vụ nông sản, hàng hóa qua cửa khẩu cũng giảm theo. Các DN cũng chỉ tuyển dụng lao động thời vụ, lao động tạm thời để duy trì hoạt động.

Đối với KCN Nam Pleiku, nhà đầu tư đang trình Bộ Xây dựng thẩm định hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở các hạng mục công trình thuộc dự án để triển khai các bước tiếp theo. Tuy nhiên, dự án hiện gặp khó khăn về công tác đấu nối thoát nước mưa do hạng mục tuyến sau tràn xả lũ của hồ thủy lợi Ia Ring chưa được triển khai và vướng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tuyến kênh xả hạ lưu thuộc huyện Chư Sê; tuyến đường giao thông D3 do chưa bổ sung kế hoạch sử dụng đất, danh mục công trình, dự án cần thu hồi đất trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh đang tiếp tục đôn đốc nhà đầu tư triển khai các công việc tiếp theo và hỗ trợ thông tin cho nhà đầu tư thứ cấp có nhu cầu.

Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại KCN, khu kinh tế, Ban còn đảm bảo các dịch vụ thiết yếu cung ứng cho các DN và hộ dân. Các chính sách hỗ trợ DN cũng được triển khai kịp thời, đúng đối tượng gắn với đẩy mạnh gặp gỡ, đối thoại và tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho DN; phối hợp đảm bảo an ninh chính trị, an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội tại khu vực.

Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc kết nối, đồng hành cùng các doanh nghiệp. Ảnh: Hà Duy

Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc kết nối, đồng hành cùng các doanh nghiệp. Ảnh: Hà Duy

Với việc triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, sát thực tế, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh đã góp phần duy trì sự ổn định tình hình sản xuất kinh doanh của các DN trong 3 tháng đầu năm 2023, tạo ra mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị sản xuất công nghiệp tại KCN Trà Đa trong quý I đạt 1.173 tỷ đồng; tổng doanh thu thuần đạt 893,6 tỷ đồng; doanh thu công nghiệp đạt 464,4 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước 89,6 tỷ đồng; kim ngạch xuất-nhập khẩu của các DN đạt 63 triệu USD.

Còn tại Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, doanh thu thuần 3 tháng đầu năm đạt 47,1 tỷ đồng; kim ngạch xuất-nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh đạt 13,64 triệu USD; thu ngân sách nhà nước tại cửa khẩu đạt 3,35 tỷ đồng. Đáng chú ý, một số nhóm ngành có mức tăng trưởng khá cao như: chế biến sữa, sơ chế cà phê, đá granite, bê tông thương phẩm, trụ điện, giấy vệ sinh, sản xuất tủ, giường, bàn ghế...

Phát huy những kết quả đạt được, thời gian đến, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh tiếp tục phối hợp, tạo thuận lợi cho DN trong đầu tư, hoạt động xuất-nhập khẩu, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đạt 141 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý III năm nay, thấp hơn cùng kỳ 12%; lỗ ròng 182 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 199 tỷ đồng. Như vậy, quý III năm nay là quý thua lỗ thứ 14 liên tiếp của doanh nghiệp này.

Hoàng Anh Gia Lai hiện ra sao?

Hoàng Anh Gia Lai hiện ra sao?

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong 9 tháng đầu năm nay đạt 851 tỷ đồng, Hoàng Anh Gia Lai cho rằng đã có chuyển biến tích cực và phần nào khắc phục được nguyên nhân chứng khoán bị đưa vào diện cảnh báo.

Hiệu quả từ những sáng kiến “made in Thủy điện Ialy”

Hiệu quả từ những sáng kiến “made in Thủy điện Ialy”

(GLO)- Bên cạnh hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, thời gian qua, cán bộ, nhân viên Công ty Thủy điện Ialy còn đề xuất hàng chục giải pháp, sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Những sáng kiến “made in Thủy điện Ialy” đã góp phần đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.