Kê khai không đúng giá bán sẽ bị phạt đến 25 triệu đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 87/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá. Theo đó, vi phạm trong quản lý giá đối với cá nhân có thể bị phạt đến 150 triệu đồng và tổ chức là 300 triệu đồng.

Nghị định số 87/2024/NĐ-CP có 5 chương, 33 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 12-7-2024. Theo đó, nghị định quy định mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân vi phạm hành chính trong quản lý giá là 150 triệu đồng, đối với tổ chức là 300 triệu đồng.

Phạt tiền 20-25 triệu đồng đối với hành vi kê khai không đúng giá bán

Phạt tiền 20-25 triệu đồng đối với hành vi kê khai không đúng giá bán

Tại Điều 10 Nghị định số 87/2024/NĐ-CP quy định phạt tiền 10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Hành vi bán không đúng mức giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cụ thể; hành vi bán cao hơn mức tối đa của khung giá do Nhà nước ban hành; hành vi bán thấp hơn mức tối thiểu của khung giá do Nhà nước ban hành; hành vi bán cao hơn giá tối đa do Nhà nước ban hành.

Tại Điều 12 Nghị định số 87/2024/NĐ-CP quy định phạt tiền 3-5 triệu đồng đối với hành vi kê khai không đủ các nội dung hoặc không đúng mẫu của văn bản kê khai giá; phạt tiền 10-15 triệu đồng đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá từ 1 đến 10 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá; phạt tiền 15-20 triệu đồng đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá từ 11 đến 20 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá; phạt tiền 20-25 triệu đồng đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá từ 21 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá trở lên.

Tại Điều 13 Nghị định số 87/2024/NĐ-CP cũng quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ bằng một trong các hình thức theo quy định của pháp luật; niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng; niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ không đúng giá cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân quyết định; phạt tiền 20-30 triệu đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ trong thời gian Nhà nước thực hiện bình ổn giá.

Ngoài ra, Nghị định số 87/2024/NĐ-CP cũng quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá; vi phạm quy định về báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu về giá; vi phạm về việc xây dựng, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về giá đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; vi phạm quy định về công khai thông tin, báo cáo... Đồng thời, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, đối tượng vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả.

Có thể bạn quan tâm

Dùng thẻ bảo hiểm y tế của người khác có thể bị phạt ít nhất 40 triệu đồng

Dùng thẻ bảo hiểm y tế của người khác có thể bị phạt ít nhất 40 triệu đồng

(GLO)- Theo hồ sơ thẩm định dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi vừa được Bộ Tư pháp công bố, người dùng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giả, thẻ của người khác đi khám-chữa bệnh để hưởng chế độ trái quy định có thể bị phạt ít nhất 40 triệu đồng, tăng gấp đôi so với hiện hành.

Ô tô tông người đi bộ, 1 người nguy kịch

Ô tô tông người đi bộ, 1 người nguy kịch

(GLO)- Sáng 6-5, Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an tỉnh Gia Lai đang phối hợp với Công an xã Gào (TP. Pleiku) khám nghiệm hiện trường để làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông khiến 1 người bị thương nặng.

Sau ngày 31-7, tài khoản nghi lừa đảo sẽ bị chặn ngay trước khi giao dịch hoàn tất

Sau ngày 31-7, tài khoản nghi lừa đảo sẽ bị chặn ngay trước khi giao dịch hoàn tất

(GLO)- Theo kế hoạch, sau ngày 31-7-2025, nhóm Big5 ngân hàng (Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV và MB) sẽ triển khai hệ thống giám sát giao dịch bằng trí tuệ nhân tạo (AI). Các giao dịch chuyển tiền nghi ngờ là hành vi lừa đảo sẽ bị chặn ngay trước khi giao dịch hoàn tất.