Kbang triển khai 2 mô hình điểm thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong 2 ngày 26 và 27-5, Ban Chỉ đạo Đề án 498 huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) tổ chức 2 hội nghị tập huấn mô hình điểm thực hiện Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết" giai đoạn 2021-2022 tại 2 xã: Lơ Ku, Sơn Lang. Tham gia hội nghị có hơn 80 học viên là lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể xã, thôn, làng, người có uy tín của 2 địa phương.
Hội nghị đã thông qua Quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện mô hình điểm Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết” của 2 xã Lơ Ku, Sơn Lang; Dự thảo Quy chế hoạt động của 2 Ban chỉ đạo. Báo cáo viên cũng truyền đạt chuyên đề về quy định của pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; thực trạng của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn huyện Kbang; hệ lụy tảo hôn, hôn nhân cận huyết; những phong tục tập quán liên quan đến hôn nhân gia đình vùng dân tộc thiểu số; vai trò của chính quyền, đoàn thể trong việc tư vấn giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Quang cảnh hội nghị triển khai mô hình điểm tại xã Lơ Ku, huyện Kbang. Ảnh: Hồng Hạnh
Quang cảnh hội nghị triển khai mô hình điểm tại xã Lơ Ku (huyện Kbang). Ảnh: Hồng Hạnh
Theo số liệu thống kê, từ năm 2015 đến hết tháng 4-2022, trên địa bàn huyện Kbang có 337 cặp tảo hôn (trong đó: 234 cặp tảo hôn vợ hoặc chồng, 53 cặp tảo hôn cả vợ và chồng); 3 cặp hôn nhân cận huyết thống (trong đó năm 2016: 1 cặp, năm 2017: 2 cặp). Riêng 4 tháng đầu năm 2022, có 18 cặp tảo hôn, xảy ra ở thị trấn Kbang, xã Kông Lơng Khơng và Lơ Ku.
Việc triển khai thực hiện các mô hình điểm này nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác thực thi Luật Hôn nhân và Gia đình; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục để nâng cao nhận thức, ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở địa phương.
HỒNG HẠNH

Có thể bạn quan tâm

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

(GLO)- Ngày 8-5, Huyện ủy Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện nhằm học tập, quán triệt và tuyên truyền các văn bản quan trọng của Trung ương và Tỉnh ủy. Hội nghị diễn ra tại hội trường huyện, với sự tham dự đông đủ của đội ngũ lãnh đạo chủ chốt các cấp.

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

(GLO)- Khác với những phiên giao dịch việc làm thông thường, Hội chợ việc làm diễn ra tại TP. Pleiku ngày 6-5 do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) tổ chức là cầu nối mở ra cơ hội mới cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước.

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(GLO)- Tháng 10-1976, giữa thời điểm đất nước còn ngổn ngang tàn tích chiến tranh, đoàn cán bộ kỹ thuật gồm 40 người từ Thanh Hóa được điều động vào tỉnh Gia Lai-Kon Tum mang theo tri thức, nhiệt huyết và sứ mệnh góp phần tái thiết cuộc sống cho những vùng quê.