Kbang tạo điều kiện cho phụ nữ khởi nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thực hiện đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm kết nối, hỗ trợ phụ nữ tiếp cận nguồn vốn, tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó, nhiều mô hình khởi nghiệp của chị em phụ nữ được hiện thực hóa. 
Cách đây 3 năm, khi sinh con trai đầu lòng, vợ chồng chị Hoàng Thị Hiếu (84 Ngô Mây, tổ 6, thị trấn Kbang) đã mua 17 chậu hoa hồng trưng quanh nhà. “Trước vẻ đẹp của những chậu hoa hồng, tôi đã nảy sinh ý tưởng kinh doanh loại hoa này”-chị Hiếu cho hay.
Ban đầu, do thiếu vốn, chị Hiếu chỉ nhập khoảng 100 chậu hoa hồng về trưng bày, bán tại nhà. Đầu năm 2019, sau khi được Hội LHPN thị trấn kết nối giúp vay vốn ngân hàng 50 triệu đồng, cộng tiền tích góp, chị Hiếu xây dựng vườn ươm nhân giống hoa rộng 2.000 m2.
Hiện nay, vườn ươm có trên 50 loài hoa hồng với hơn 1.000 cây lớn, nhỏ. Hoa hồng được chị Hiếu bán tại thị trường Kbang và một số tỉnh, thành như Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, giá dao động từ 70.000 đồng đến 3 triệu đồng/chậu tùy loại. Sau khi trừ chi phí, chị Hiếu thu về 20 triệu đồng/tháng. Ngoài hoa hồng, chị Hiếu còn trồng hoa giấy nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và tăng thu nhập.
Chị Hoàng Thị Hiếu (thị trấn Kbang, huyện Kbang) thu nhập 20 triệu đồng/tháng từ kinh doanh hoa hồng. Ảnh: An Phát
Chị Hoàng Thị Hiếu (thị trấn Kbang, huyện Kbang) có thu nhập 20 triệu đồng/tháng từ kinh doanh hoa hồng. Ảnh: An Phát
Tương tự, chị Nguyễn Thị Thêu (thôn Thống Nhất, xã Sơn Lang) cũng thành công với mô hình trồng cam, quýt. Chị chia sẻ: “Sau nhiều năm khai thác, 3 ha cà phê của gia đình tôi ngày một già cỗi khiến năng suất và chất lượng giảm, dẫn đến thu nhập thấp. Năm 2014, tôi vay ngân hàng được 50 triệu đồng rồi phá bỏ 1,5 ha cà phê chuyển sang trồng cam, quýt hồng. Được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, vườn cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao. Nhờ Hội LHPN huyện giới thiệu mà gia đình tôi xuất bán 2 loại trái cây này tại Pleiku, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội, mang lại nguồn thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí”. 
Đầu năm 2019, thông qua kênh hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, chị Thêu vay ngân hàng 50 triệu đồng rồi phá bỏ diện tích cà phê còn lại để trồng 1 ha mắc ca và 5 sào cam, quýt. Đồng thời, chị trồng xen 50 cây mít Thái, 100 cây sầu riêng, 10 cây bơ và100 cây chanh dây.
Chị Thêu bộc bạch: “Tôi trồng xen mấy loại cây này để lấy ngắn nuôi dài. Đến nay, tiền bán chanh dây được khoảng hơn 20 triệu đồng”. Mô hình trồng cây ăn quả không chỉ mang lại thu nhập cao cho gia đình chị Thêu mà còn tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động địa phương với mức thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng.
Chị Nguyễn Thị Thêu (xã Sơn Lang, huyện Kbang) thu hoạch quýt hồng. Ảnh: An Phát
Chị Nguyễn Thị Thêu (xã Sơn Lang, huyện Kbang) thu hoạch quýt hồng. Ảnh: An Phát
Thực hiện đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2018-2025, năm 2019, Hội LHPN huyện Kbang đã thẩm định, đề xuất Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện giải ngân nguồn vốn cho 7/10 hội viên thực hiện ý tưởng khởi nghiệp với số tiền 350 triệu đồng; phối hợp duy trì hoạt động Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, cho 233 phụ nữ vay với tổng số tiền hơn 1,7 tỷ đồng.
Ngoài ra, Hội còn phối hợp với các ngành chức năng mở 3 lớp tập huấn về trồng trọt cho 144 hội viên, phụ nữ xã Krong, Đak Smar và Sơn Lang; mở 2 lớp tập huấn đề án khởi nghiệp cho hơn 160 lượt cán bộ, hội viên nòng cốt và phụ nữ có ý tưởng khởi nghiệp. 
Bà Phạm Thị Mỹ Nương-Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Kbang-cho biết: Hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp đã giúp nhiều hội viên, phụ nữ trên tự tin khởi sự kinh doanh để nâng cao thu nhập, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương. “
Thời gian tới, Hội tiếp tục phối hợp với cơ quan chuyên môn hướng dẫn hội viên xây dựng ý tưởng, kế hoạch kinh doanh; phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện giúp phụ nữ khởi nghiệp tiếp cận các nguồn vốn vay với mức lãi suất ưu đãi; đồng thời khai thác nguồn xã hội hóa để triển khai hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp rất cần được sự quan tâm, giúp đỡ từ các cấp chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, UBND huyện cần phân bổ kinh phí giúp phụ nữ khởi nghiệp; tạo điều kiện cho hội viên, phụ nữ tham quan học tập kinh nghiệm; hỗ trợ thành lập cửa hàng giới thiệu tiêu thụ sản phẩm của phụ nữ khởi nghiệp”-bà Nương thông tin thêm.
AN PHÁT

Có thể bạn quan tâm

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.