Kbang: Dự án nuôi cá chình hoa trong ao đất đạt năng suất 26 tấn/ha

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 7-12, Hội đồng Khoa học-Công nghệ huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị nghiệm thu “Dự án Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chình hoa trong ao đất”.

Dự án này được triển khai tại xã Đak Smar (huyện Kbang) trong 24 tháng (từ 10-2021 đến 9-2023) với tổng kinh phí 2,293 tỷ đồng; trong đó, ngân sách nhà nước 647 triệu, người dân đóng góp hơn 1,645 tỷ đồng.

Cá chình hoa nuôi trong ao đất hứa hẹn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Minh Ngân

Cá chình hoa nuôi trong ao đất hứa hẹn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Minh Ngân

Qua báo cáo của chủ nhiệm dự án và đánh giá của cơ quan chủ trì thì cá chình hoa thích nghi với điều kiện tự nhiên ở địa phương nên tỷ lệ sống khá cao, khoảng 80%; cá tăng trưởng nhanh, trọng lượng trung bình khoảng 1,6 kg/con sau 20 tháng nuôi từ cỡ giống thả nuôi 53 gram/con; năng suất nuôi đạt 2,6 kg/m2, tương đương khoảng 26 tấn/ha. Đây là mô hình đầu tư nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, cần được nhân rộng trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

Tại hội nghị nghiệm thu, Hội đồng Khoa học-Công nghệ huyện Kbang đánh giá cao các nội dung của Dự án đã thực hiện đảm bảo yêu cầu đề ra. Việc triển khai “Dự án ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chình hoa trong ao đất” đã khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Dự án đã được đánh giá kết quả đạt.

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.