Kbang đẩy mạnh trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh phong trào trồng cây gây rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc. Không chỉ góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, việc trồng rừng còn nâng cao thu nhập cho người dân.
Xã Lơ Ku là một trong những địa phương nhiều năm liền đạt và vượt chỉ tiêu trồng rừng ở huyện Kbang. Cụ thể, từ năm 2018 đến năm 2020, toàn xã trồng được 257,4 ha rừng, đạt trên 163% kế hoạch huyện giao.
Ông Hồ Xuân Dương-Chủ tịch UBND xã-cho hay: Toàn xã có trên 7.045 ha đất lâm nghiệp, trong đó có gần 1.594 ha đất rừng phòng hộ và hơn 5.451 ha đất rừng sản xuất. Những năm qua, công tác trồng rừng luôn được cấp ủy, chính quyền và người dân quan tâm thực hiện.
Hàng năm, trên cơ sở chỉ tiêu trồng rừng huyện giao, xã xây dựng kế hoạch phân bổ cho từng thôn, làng để triển khai. Bên cạnh đó, UBND xã chỉ đạo cán bộ chuyên môn, các hội, đoàn thể phối hợp với các thôn, làng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân đăng ký trồng rừng; phối hợp với cán bộ khuyến nông, kiểm lâm địa bàn mở các lớp tập huấn về trồng rừng cho bà con; tuyên truyền tới người dân về lợi ích của việc trồng rừng.
Bà Trần Thị Vui (thôn 2, xã Lơ Ku, huyện Kbang) chăm sóc vườn keo của gia đình. Ảnh: Ngọc Minh
Bà Trần Thị Vui (thôn 2, xã Lơ Ku, huyện Kbang) chăm sóc vườn keo của gia đình. Ảnh: Ngọc Minh
Năm 2018, huyện Kbang trồng được 647,6 ha rừng, đạt 830% kế hoạch tỉnh giao. Năm 2019, huyện trồng được 70 ha cây phân tán (vượt chỉ tiêu tỉnh giao 0,5 ha) và 418 ha rừng tập trung. Năm 2020, huyện trồng được 71,5 ha cây phân tán (vượt chỉ tiêu giao 1,5 ha) và gần 400 ha rừng tập trung.

Vừa chăm sóc vườn keo của gia đình, bà Trần Thị Vui (thôn 2, xã Lơ Ku) vui vẻ nói: “Nhận thấy lợi ích của việc trồng rừng, năm 2018, tôi chuyển đổi 3 ha mì ở vùng đất đồi sang trồng cây keo lai. Thời gian tới, tôi tiếp tục chuyển đổi 2 ha đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng rừng”.

Hưởng ứng phong trào trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, trong 3 năm (2018-2020), người dân xã Sơn Lang đã trồng được hơn 144 ha rừng. Ông Đinh Lơ (làng Srắt) kể: “Gia đình mình có 5 ha đất, trong đó có 2,5 ha ở vùng đồi núi cao, nhiều năm bỏ hoang không canh tác. Sau khi được tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây lâm nghiệp, mình đã mua gần 4 ngàn cây keo về trồng. Vườn cây sinh trưởng phát triển tốt, cuối năm nay là có thể thu hoạch, nhưng mình để thêm vài năm nữa mới bán, thu nhập sẽ cao hơn”.
Cùng với các địa phương, một số công ty lâm nghiệp trên địa bàn huyện Kbang cũng tích cực tham gia trồng rừng. Ông Trần Văn Trị-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Lơ Ku-chia sẻ: “Song song với công tác quản lý bảo vệ rừng, giai đoạn 2016-2020, bình quân mỗi năm, Công ty trồng từ 100 đến 120 ha rừng sản xuất. Những năm tới, Công ty tiếp tục trồng khoảng 900 ha rừng sản xuất ở những diện tích đất được thuê theo Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 26-3-2020 của UBND tỉnh. Bên cạnh đó, Công ty phối hợp với ngành chức năng, các xã Lơ Ku, Sơ Pai, Krong và Đak Smar tích cực tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ rừng”.
Người dân làng Srắt (xã Sơn Lang, huyện Kbang) trồng rừng sản xuất. Ảnh: Ngọc Minh
Người dân làng Srắt (xã Sơn Lang, huyện Kbang) trồng rừng sản xuất. Ảnh: Ngọc Minh

Ông Lê Thanh Sơn-Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang-cho biết: Với sự vào cuộc quyết liệt, chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương cùng sự tham gia tích cực của đơn vị chủ rừng và người dân, những năm qua công tác trồng rừng tại huyện Kbang thu được nhiều kết quả.

“Năm 2021, tỉnh giao cho huyện trồng 200 ha rừng tập trung và 70 ha cây phân tán. Trên cơ sở chỉ tiêu tỉnh giao và kết quả trồng rừng những năm qua, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch phân bổ xuống các xã, thị trấn trồng 500 ha rừng gồm 430 ha rừng tập trung và 70 ha cây phân tán”-ông Sơn nói.

Theo ông Sơn, để hoàn thành mục tiêu trên, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực trồng rừng; đồng thời, rà soát chính xác, cụ thể diện tích đất trồng rừng hiện có tại các xã, thị trấn, trên cơ sở đó giao chỉ tiêu cho các địa phương thực hiện nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch đề ra.
Ngoài ra, huyện cũng đã chỉ đạo các ngành chức năng triển khai lồng ghép các chương trình mục tiêu để tiếp tục hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo đồng bào dân tộc thiểu số trồng cây mắc ca, dổi xanh; vận động người dân tăng cường trồng rừng ở những khu vực đất bạc màu, độ dốc cao, góp phần tăng độ che phủ rừng, nâng cao thu nhập.
Cùng với đó, huyện chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tăng cường mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực trồng rừng, nhất là việc bảo vệ, phòng-chống cháy rừng cho người dân.
NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).