Ia Pa: Người chăn nuôi điêu đứng vì dịch chồng dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Trong khi bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò chưa được kiểm soát thì dịch tả heo châu Phi tiếp tục bùng phát trở lại khiến người chăn nuôi trên địa bàn huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) gặp khó khăn chồng chất.

Thiệt hại nặng nề do dịch bệnh

Ông Lê Văn Theo-cán bộ thú y xã Chư Răng-cho biết: Sáng 6-8, đàn heo của gia đình ông bỏ ăn, sốt, xuất huyết da rồi chết. Là cán bộ thú y nên ông rất cẩn thận trong việc phòng dịch cho đàn vật nuôi của gia đình. Năm 2019 và 2020, dịch tả heo châu Phi bùng phát nhưng đàn heo của ông vẫn khỏe mạnh. Không ngờ, đợt dịch này, đàn heo của ông lại bị nhiễm bệnh đầu tiên. “Cả đàn gồm 2 con heo đực giống, 1 con nái mới đẻ 9 con và 1 con đang có chửa phải tiêu hủy. Vốn liếng gia đình bây giờ tiêu tan hết”-ông Theo buồn rầu nói.

Cách đó không xa, con heo nái của gia đình ông Chu Đức Hợi (thôn Đoàn Kết, xã Chư Răng) cũng được lực lượng chức năng xã tiến hành tiêu hủy. Ông Hợi xót xa: “Năm 2019, 2 con heo nái và 10 heo con bị chết do dịch tả heo châu Phi. Năm nay, tôi mới gầy lại đàn. Cũng may, tôi mới xuất chuồng 4 con heo thịt cách đây hơn 1 tháng. Tình hình dịch bệnh như thế này chắc tôi không dám tái đàn nữa”.

Lực lượng chức năng xã Chư Răng (huyện Ia Pa) chở heo bị bệnh đi tiêu hủy. Ảnh: Vũ Chi
Lực lượng chức năng xã Chư Răng (huyện Ia Pa) chở heo bị bệnh đi tiêu hủy. Ảnh: Vũ Chi


Cũng trong ngày 6-8, xã Pờ Tó đã công bố dịch tả heo châu Phi sau khi xét nghiệm đàn heo của ông Trần Hữu Quỳnh (thôn 1). Hiện dịch tả heo châu Phi đã xuất hiện tại 4/7 thôn của xã với 10 con mắc bệnh. Trong khi đó, Pờ Tó là địa phương đầu tiên của huyện xuất hiện bệnh VDNC trên trâu, bò. Đến nay, toàn xã có 392 con bò bị mắc bệnh. Gia đình ông Trần Thế Hùng (thôn 2) thuộc diện khó khăn. Đầu năm 2021, ông vay mượn 28 triệu đồng mua 2 con bò về nuôi. Ngay khi các huyện lân cận xuất hiện dịch bệnh, ông đã chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh nhưng cả 2 con bò vẫn bị VDNC. “Tôi cố gắng vệ sinh chuồng trại, phun thuốc diệt muỗi, tiêm thuốc bổ mong bò khỏi bệnh. Bò chết thì tôi không biết lấy gì mà trả nợ nữa”-ông Hùng lo lắng nói.

Khẩn trương khoanh vùng, dập dịch

Theo thống kê, huyện Ia Pa có khoảng 36 ngàn con trâu, bò. Đến nay đã có 1.243 con mắc bệnh VDNC tại 9/9 xã, trong đó có 74 con chết, 675 con được điều trị khỏi. Riêng với đàn heo, 112 con dương tính với dịch tả heo châu Phi. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với UBND các xã thực hiện tiêu hủy toàn bộ đàn heo tại các hộ có dịch. Hiện Trung tâm cử cán bộ chuyên môn phối hợp với UBND các xã Chư Răng, Pờ Tó khẩn trương thực hiện các biện pháp bao vây, khống chế, dập tắt ổ dịch theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, có gắng không để dịch bùng phát, lây lan trên diện rộng.

Lực lượng chức năng phun hóa chất khử trùng tại các hộ gia đình có heo bị dịch tả châu Phi.Ảnh.Vũ Chi.
Lực lượng chức năng phun hóa chất khử trùng tại các hộ gia đình có heo bị dịch tả heo châu Phi. Ảnh: Vũ Chi


Bà Lê Thị Hiền-Phó Chủ tịch UBND xã Chư răng-cho biết: Ngay sau khi dịch bùng phát trở lại, chính quyền địa phương đã cử lực lượng tiến hành khoanh vùng, tổ chức tiêu hủy heo bệnh, phun hóa chất khử trùng và hướng dẫn người dân rải vôi bột, vệ sinh chuồng trại để diệt mầm bệnh. Bên cạnh đó, kiểm tra, nắm bắt tình hình chăn nuôi, tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng-chống dịch; thực hiện tốt 5 không: không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển gia súc mắc bệnh; không giết mổ gia súc chết; không vứt gia súc chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt.

Trao đổi với P.V, ông Lê Văn Nguyên-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Pa-cho hay: Dịch bệnh bùng phát trên cả đàn bò và đàn heo khiến người chăn nuôi thiệt hại nặng nề. Nhằm khống chế dịch bệnh, giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi, Trung tâm đã cấp cho các xã 354 lít hóa chất Benkocid để phun tiêu độc, khử trùng; UBND các xã đã mua 2.480 kg vôi bột xử lý môi trường xung quanh ổ dịch, hố tiêu hủy, khu vực chăn nuôi. Trung tâm đang đôn đốc các xã đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng vắc xin VDNC cho đàn trâu, bò. Cùng với đó, yêu cầu các xã thành lập 2 tổ chuyên môn phụ trách việc tiêm vắc xin VDNC và dịch tả heo châu Phi để thực hiện nhiệm vụ.

 

 VŨ CHI 

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

(GLO)- Với quyết tâm đưa gạo Đài Thơm 8 đến với người tiêu dùng, chị Hà Thị Thuẩn-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Lâu (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã tích cực tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu sản phẩm bằng nhiều hình thức.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chư Prông siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

Chư Prông siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

(GLO)- Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật trong kinh doanh vật tư nông nghiệp, những năm qua, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã siết chặt quản lý kết hợp với tăng cường thanh-kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm.

Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 6.387,3 ha sầu riêng. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai phát triển được 33.250 ha cây ăn quả các loại

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai về phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2040, đến nay, toàn tỉnh có khoảng 33.250 ha cây ăn quả các loại (tăng 17.314 ha so với năm 2019).

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.