Hơn 50 học sinh mắc cúm A tại một trường học ở Bắc Kạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ổ dịch cúm A được phát hiện tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú (PTDTNT) tỉnh Bắc Kạn, với hàng chục học sinh bị mắc.

Ngày 15/2, Trung tâm Y tế thành phố Bắc Kạn nhận được thông tin từ Trường trung học phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bắc Kạn về việc có 7 học sinh nghỉ học do ốm và 36 học sinh có triệu chứng đau đầu, sổ mũi, ho, đau mỏi người.

Trung tâm ngay lập tức đã cử cán bộ khoa Truyền nhiễm, Kiểm soát bệnh tật phối hợp với Trạm Y tế phường Sông Cầu tiến hành giám sát, làm các xét nghiệm. Kết quả, cả 7 trường hợp test nhanh đều dương tính với cúm A.

Điều tra dịch tễ cho thấy, ca bệnh đầu tiên có triệu chứng sốt, đau đầu, mệt mỏi, đến khám và điều trị tại TTYT thành phố từ ngày 10/2. Đến 15 giờ ngày 15/2, số học sinh có các triệu chứng như trên vào điều trị tại TTYT thành phố và Bệnh viện Đa khoa tỉnh là 7 người. Cũng trong ngày, thêm 36 học sinh trong trường đang học xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, hắt hơi, sổ mũi.

Sáng 16/2, trao đổi với phóng viên báo Tiền Phong, bác sĩ Hà Cát Trúc - giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Bắc Kạn cho biết, hiện có hơn 50 em học sinh có triệu chứng, trong đó có 8 em đang điều trị tại trường, một tại bệnh viện tỉnh. Tổng số học sinh trong trường là 417 em.

hon-50-hoc-sinh-mac-cum-a-tai-mot-truong-hoc-o-bac-kandd.jpg
Lực lượng y tế tiến hành phun khử khuẩn tại ổ dịch.

Ngay sau khi phát hiện ổ dịch bệnh, TTYT thành phố Bắc Kạn đã kích hoạt Đội phòng chống dịch tại TTYT thành phố, phun khử khuẩn toàn bộ khuôn viên nhà trường bằng dung dịch Clorammin B. Đồng thời, trung tâm phối hợp với nhà trường tuyên truyền vận động gia đình đưa tất cả học sinh có triệu chứng cúm đến TTYT thành phố khám, điều trị.

Hiện ngành Y tế Bắc Kạn đang chỉ đạo các đơn vị điều tra thông tin tình hình sức khỏe, yếu tố dịch tễ của học sinh ốm; tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp; hướng dẫn nhà trường tiếp tục duy trì, thực hiện đảm bảo vệ sinh lớp học, vệ sinh tay của học sinh trước và sau khi ăn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn của trường…

Ngành Y tế cũng chỉ đạo trạm y tế xã, phường trên địa bàn thành phố tăng cường công tác giám sát dịch tại trường học. Kịp thời phát hiện ca mắc, cách ly, điều trị kịp thời không để lây lan thành dịch.

Theo Hân Nguyễn (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.

Bị cúm có nên ngủ máy lạnh?

Bị cúm có nên ngủ máy lạnh?

Bên cạnh các yếu tố phòng ngừa cúm mùa như dinh dưỡng, vệ sinh, tập thể dục tăng đề kháng…, thì nhiệt độ khi ngủ cũng đóng vai trò quan trọng, nhất là đối với những người có thói quen ngủ máy lạnh.