Hôm nay, Chủ tịch nước trình Quốc hội xem xét thông qua TPP-11

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 2/11, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đọc tờ trình trước Quốc hội về việc thông qua TPP-11. Trước đó, 6 nước đã phê chuẩn, khởi động 60 ngày đếm ngược để hiệp định có hiệu lực.

 
Quốc hội sẽ dành nhiều thời gian thảo luận, xem xét về Hiệp định CPTPP. Ảnh: Hoàng Hà.
Quốc hội sẽ dành nhiều thời gian thảo luận, xem xét về Hiệp định CPTPP. Ảnh: Hoàng Hà.



Theo chương trình làm việc của Quốc hội, sáng 2/11, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày tờ trình về việc đề nghị phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay còn gọi là TPP-11, cùng các văn kiện liên quan.

Ngay sau đó, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh thừa ủy quyền của Thủ tướng cũng trình bày báo cáo thuyết minh về hiệp định này. Báo cáo thẩm tra về việc phê chuẩn TPP-11 do Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày trước Quốc hội.

Quốc hội sẽ dành thời gian để các đại biểu thảo luận ở tổ về việc phê chuẩn Hiệp định này. Đến ngày 5/11, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về thông qua CPTPP.
Theo ông Nguyễn Sỹ Cương, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Hiệp định CPTPP là nội dung mang ý nghĩa quan trọng với đất nước.

CPTPP được coi là một hiệp định thương mại tự do (FTA) tiêu chuẩn cao, đề cập tới các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại.

Với Việt Nam, CPTPP sẽ tác động rất lớn giúp thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời cũng đặt ra những vấn đề mới một cách phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước...

Trước đó, TPP-11 được thông báo có hiệu lực từ ngày 30/12 sau khi Australia trở thành nước thứ 6 phê chuẩn hiệp định, sau New Zealand, Canada, Nhật Bản, Mexico và Singapore, theo Reuters.

"Điều này khởi động quá trình 60 ngày đếm ngược để đưa hiệp định TPP-11 và vòng cắt giảm thuế đầu tiên vào hiệu lực", Bộ trưởng Thương mại New Zealand David Parker nói.

Cùng với Việt Nam, 4 nước khác cũng đang trong quá trình phê chuẩn hiệp định này là Brunei, Chile, Malaysia và Peru.

Các cuộc đàm phán CPTPP, tiền thân là TPP (Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương), kết thúc hôm 23/1 tại Tokyo, Nhật. Hiệp định được ký kết vào ngày 8/3 tại Santiago, Chile.

TPP ban đầu từng được kỳ vọng tạo ra khối tự do thương mại lớn nhất toàn cầu với sự tham gia của Mỹ. Tuy nhiên sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Donald Trump đã rút Washington khỏi hiệp định, buộc 11 nước còn lại phải tái đàm phán để cho ra đời phiên bản mới mang tên CPTPP.

CPTPP gồm 11 nước với tổng giá trị GDP khoảng 10.000 tỷ USD, khoảng 13% GDP toàn cầu. Nếu có Mỹ, TPP sẽ trở thành khối tự do thương mại lớn nhất thế giới, chiếm 40% GDP toàn cầu. Trung Quốc, Anh và Hàn Quốc được cho đang xem xét việc gia nhập CPTPP.

Hiếu Công (zing)

Có thể bạn quan tâm

Bí thư Thành ủy Pleiku Trịnh Duy Thuân thăm, chúc Tết gia đình nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy và người có công

Bí thư Thành ủy Pleiku Trịnh Duy Thuân thăm, chúc Tết gia đình nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy và người có công

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, sáng 16-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Pleiku Trịnh Duy Thuân làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết, tặng quà nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy và các gia đình có công trên địa bàn TP. Pleiku.

Đề xuất giữ nguyên tên 5 bộ sau sắp xếp

Đề xuất giữ nguyên tên 5 bộ sau sắp xếp

Theo phương án đề xuất, Bộ Tài chính sẽ giữ nguyên tên sau khi hợp nhất Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Tài chính. Bộ Nội vụ giữ nguyên tên sau khi hợp nhất Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ. Bộ Xây dựng giữ nguyên tên sau khi hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng...