Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai khen thưởng 13 cá nhân có thành tích xuất sắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 10-1, tại TP. Pleiku, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.

b30161e9cf2a73742a3b-2.jpg
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Lam Nguyên

Đến nay, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh có 7 chi hội chuyên ngành và 1 chi hội địa phương tại thị xã An Khê. Năm 2024, đội ngũ hội viên tích cực tham gia phong trào chung và gặt hái được những thành tích đáng kể. Hội tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong mạng lưới các Hội Văn học Nghệ thuật của cả nước bằng những kết quả ấn tượng.

Có thể nói năm 2024 là năm “bội thu” của văn học, nghệ thuật tỉnh nhà khi các chuyên ngành Nhiếp ảnh, Văn học, Mỹ thuật, Âm nhạc liên tiếp đạt các giải thưởng cao tại các cuộc thi, liên hoan, triển lãm cấp khu vực và quốc gia.

Nổi bật là các giải thưởng: Huy chương vàng Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên lần thứ 29-năm 2024 với bộ ảnh “Cà phê Việt” (Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Nguyễn Ngọc Hòa); giải đặc biệt cuộc thi viết chủ đề “Cảnh sát cơ động-Lá chắn thép bảo vệ bình yên cuộc sống” dành cho truyện ngắn “Mai hoa quyền” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng An ninh chính trị nội bộ-Công an tỉnh); giải A Triển lãm Mỹ thuật Nam miền Trung và Tây Nguyên lần thứ 29-năm 2024 trao cho tác phẩm “Cao nguyên xanh” (nhà điêu khắc Nguyễn Vinh); giải A Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 ở thể loại “Tác phẩm âm nhạc” dành cho ca khúc “Lời cha dặn” (nhạc sĩ Phi Ưng)…

Các tác phẩm văn học, nghệ thuật đã có sức lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội qua nhiều hình thức. Ngoài các tác giả đã khẳng định được tên tuổi của mình, lực lượng hội viên của Hội ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng.

Bên cạnh đó, tập thể Ban Chấp hành, Thường trực Hội cùng đội ngũ cán bộ, viên chức Văn phòng Hội đoàn kết, phát huy trí tuệ tập thể xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai, đôn đốc thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

df3acd0169c2d59c8cd3-2.jpg
Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào Hội năm 2024. Ảnh: Quốc Nguyễn

Năm 2025, tiếp tục bám sát tinh thần chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và địa phương, các sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc…, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tiếp tục phát huy tinh thần năng động, sáng tạo của mỗi cá nhân nhằm tạo ra nhiều tác phẩm có chất lượng, hướng tới mục tiêu xây dựng nền văn học nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Cùng với đó chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành cũng như các Hội chuyên ngành Trung ương làm tốt hơn nữa công tác phối hợp, quảng bá tác phẩm; tăng cường các hoạt động ở cơ sở; khơi dậy tiềm năng sáng tạo của hội viên thông qua các hội thảo, đi thực tế, mở trại sáng tác… Hội cũng hướng đến việc đổi mới các hình thức hoạt động; sáng tạo trong cách thức tổ chức, đáp ứng được yêu cầu đổi mới ngày càng cao của công chúng.

Dịp này, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã khen thưởng 13 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào Hội năm 2024.

Có thể bạn quan tâm

Bên chiếc cầu thang nhà dài

Bên chiếc cầu thang nhà dài

(GLO)- Ngày trước, khi đến buôn Đôn (Đắk Lắk), tôi được ngắm nhìn những ngôi nhà dài bằng gỗ lâu niên của người Ê Đê đẹp đến nao lòng. Ấn tượng đầu tiên là 2 chiếc cầu thang dẫn lên nhà sàn còn in đậm vết thời gian.

Vấn vương bông gòn

Vấn vương bông gòn

(GLO)- Trong vườn còn sót lại một cây gòn. Đến mùa, chúng bung ra những bông nhẹ bẫng, mềm như mây trắng vắt ngang trời, theo gió tản mát muôn phương.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

(GLO)- Không ít người vừa mê trà vừa có thú sưu tầm ấm. Với họ, chiếc ấm không chỉ để pha trà mà còn là bạn tri âm, lặng lẽ đồng hành trong từng cuộc trà. Họ “dưỡng ấm” như nâng niu một thú chơi đầy tinh tế.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Nẻo về tháng Tư

Nẻo về tháng Tư

(GLO)- Bước chân trên dải biên cương một ngày tháng Tư nắng đượm, tôi thốt nhiên nhớ tới mấy câu thơ của Nguyễn Bình Phương: “Những cột mốc vùng biên bóng trải xiêu xiêu/Dãy núi oằn lên từng nhịp thở”.

Mùa rẫy tới

Mùa rẫy tới

Mấy ngày nay thường hay có dông vào buổi chiều. Gió ùn ùn thốc tới. Mây từ dưới rừng xa đùn lên đen sì như núi, bao trùm gần kín khắp bầu trời. A Blưn thấy ông nội lẩm nhẩm tính rồi nói mấy hôm nữa đi phát rẫy.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Xe Thư viện lưu động phục vụ gần 800 học sinh tại Kông Chro

Xe Thư viện lưu động phục vụ gần 800 học sinh tại Kông Chro

(GLO)- Trong 2 ngày (24 và 25-4), Thư viện tỉnh Gia Lai phối hợp với Thư viện huyện Kông Chro tổ chức hoạt động ngoại khóa hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21-4), nhằm lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng, khơi dậy niềm yêu sách trong giới trẻ, góp phần xây dựng xã hội học tập.