Họa sĩ Mai Quý Ngọc với giấc mơ đại ngàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cái tên Mai Quý Ngọc có lẽ đã không còn quá xa lạ với công chúng yêu hội họa tỉnh nhà. Anh vừa là thầy giáo mỹ thuật vừa cầm cọ sáng tác với tư cách là một họa sĩ thực thụ, hiện là Chi hội trưởng Chi hội Mỹ thuật (Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai).

Dự kiến, cuối tháng 12 này, Mai Quý Ngọc tổ chức triển lãm cá nhân tại TP. Pleiku mang tên “Dấu ấn đại ngàn” với trên 40 tác phẩm chọn lọc.

Tôi thân với Mai Quý Ngọc có lẽ trước tiên là do cùng là người con xứ Quảng. Mai Quý Ngọc đã trót yêu mảnh đất đầy nắng gió Tây Nguyên để rồi hòa mình, đam mê với sắc màu văn hóa truyền thống phong phú và độc đáo của cộng đồng các dân tộc thiểu số nơi đây từ lúc nào không hay.

Thông qua những tác phẩm mỹ thuật của mình, anh luôn hy vọng sẽ góp phần gìn giữ cũng như quảng bá những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Tây Nguyên để mọi người hiểu hơn về con người cũng như vùng đất đầy nắng gió nhưng cũng đầy hào hùng trong lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Miệt mài đi trên con đường nghệ thuật với hàng chục giải thưởng danh giá ở Trung ương, khu vực và địa phương, Mai Quý Ngọc đã thể hiện một phong cách nghệ thuật khá độc đáo.

Trong một số tác phẩm đã đoạt giải như: “Tự hào cồng chiêng”, “Sức sống đại ngàn”, “Chuẩn bị vào hội”… anh luôn tự nhận lối sáng tác của mình theo khuynh hướng tả thực kết hợp cách vẽ tranh trang trí với tông màu chủ đạo là nâu, trắng, đen, xanh, cùng chất liệu sơn dầu.

Thực ra, trong sáng tạo nghệ thuật cũng như văn chương, tác giả thường ít đề cập đến khuynh hướng sáng tác vì đó là lĩnh vực khu biệt của các nhà nghiên cứu, lý luận, còn người sáng tác chỉ làm theo cảm xúc và sở trường của cá nhân, hướng đến giá trị chân-thiện-mỹ.

a284c3dd39f283acdae3.jpg
Tác phẩm “Hạnh phúc” của họa sĩ Mai Quý Ngọc

Họa sĩ Lê Hùng-Chi hội trưởng Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Gia Lai-nhận định: “Nghệ thuật tạo hình của Mai Quý Ngọc như một cuộc dạo chơi đầy chất lãng tử. Thế giới hiện thực và siêu thực luôn thấp thoáng trong từng tác phẩm của Ngọc.

Đó không chỉ là sự khắc họa hiện thực cuộc sống mà còn hướng đến một không gian trừu tượng, tái tạo hiện thực thông qua tư duy thẩm mỹ mang dáng dấp đương đại”.

Khi xem tranh của họa sĩ Mai Quý Ngọc, nhất là những tác phẩm có nội dung, chủ đề về văn hóa, sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên, tôi thật sự ấn tượng với màu sắc tinh tế và nét vẽ đậm đà trong cái nhìn mới mẻ, hiện đại.

Trong các tác phẩm như: “Hạnh phúc”, “Sức sống đại ngàn”, “Mẹ Tây Nguyên”… tác giả đã sử dụng màu sắc mang tính tượng trưng nhưng thuần khiết, rất hợp với khung cảnh và không gian, con người của núi rừng Tây Nguyên với sự đơn giản hóa hình dạng và quy luật xa gần, làm nổi bật cá tính, phong cách nghệ thuật của tác giả.

4fcf5395a9ba13e44aab.jpg

Đặc biệt, với “Những người mẹ Tây Nguyên”, “Chuẩn bị vào hội”, “Mặt trời của mẹ”, “Nét Tây Nguyên”, “Nối tiếp”… Mai Quý Ngọc đã thể hiện sự nối ghép tranh trong tranh trong một tác phẩm hoàn chỉnh mang cùng một chủ đề, tạo nên một chỉnh thể đa sắc, đa hình tượng và đa cảm xúc.

Tuy có một số tác phẩm mang tính trừu tượng, có chiều sâu suy tư nhưng không hề mơ hồ và siêu thực vì hình ảnh và ngôn từ đã thể hiện khá rõ ý đồ của tác giả.

Như tác phẩm “Chuẩn bị vào hội” được ghép từ 8 bức tranh nhỏ với tông màu lạnh kết hợp nâu đỏ-màu tượng trưng trong nghi lễ bỏ mả của người Jrai, Bahnar.

Hình ảnh người mẹ trong tác phẩm được thể hiện với nét trầm lắng, suy tư và phía sau là nhà mồ… Hình ảnh, hoa văn, nếp nhăn trên khuôn mặt, đôi mắt buồn đã nói lên tâm trạng và không gian của bức tranh này.

Họa sĩ Mai Quý Ngọc đã tham gia nhiều cuộc triển lãm mỹ thuật trong và ngoài tỉnh. Từ năm 2022 đến nay, anh đã đạt được nhiều giải thưởng như: giải khuyến khích tại triển lãm mỹ thuật 5 tỉnh Tây Nguyên do Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức; giải B tại triển lãm mỹ thuật khu vực do Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức; giải B của Hội Mỹ thuật Việt Nam; giải B Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam và nhiều giải thưởng của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện.