5 họa sĩ 'Gặp gỡ mùa thu'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Triển lãm "Gặp gỡ mùa thu" sẽ trích một phần doanh thu chia sẻ với đồng bào phía Bắc bị lũ lụt.
5 họa sĩ cùng thực hiện triển lãm "Gặp gỡ mùa thu"

5 họa sĩ cùng thực hiện triển lãm "Gặp gỡ mùa thu"

Triển lãm "Gặp gỡ mùa thu" của 5 họa sĩ: Ngô Đăng Hiệp, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Hà Văn Chúc, Đoàn Tuyên, Trần Trọng Đạt sẽ khai mạc lúc 9 giờ ngày 20-9 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM. Đảm trách giám tuyển cho triển lãm là Nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi.

Cuộc triển lãm mang tên "Gặp gỡ mùa Thu" của 4 họa sĩ tuổi ngoài 40 và một họa sĩ - người thầy của họ là họa sĩ Ngô Đăng Hiệp - ngoài 60 như là một sự tình cờ thú vị với những điều khá khác biệt, không chỉ về sắc màu, thời gian mà còn cả không gian, ở nhiều cảm xúc tinh tế mà mỗi người trong họ tự hiểu và nhận ra chứ không cần diễn đạt thành lời.

PGS-TS Phan Thanh Bình (Trường Đại học Nghệ thuật Huế) nhận định: "Là triển lãm của nhóm 5 họa sĩ thuộc hai thế hệ, nhưng họ không làm cho công chúng quá chú ý về khoảng cách tuổi nghề, bởi họ gắn kết từ những điểm chung của sự say nghề với những cảm xúc dạt dào không dấu kín.

"Phố Tam bạc" của họa sĩ Đoàn Tuyên

"Phố Tam bạc" của họa sĩ Đoàn Tuyên

Tranh của họ rất khác nhau ở sắc màu với những nét mỹ cảm riêng lắng đọng và không khó để nhận diện mỗi người trong đó. Hơn nữa, mỗi người là một hướng đi, mỗi âm sắc, bút pháp và sự khác biệt, điều đó cho thấy những tìm kiếm sáng tạo là trăn trở, khắc khoải của cả cuộc đời để không dẫm theo lối mòn sẵn có nào đó.

Tranh của Ngô Đăng Hiệp sau bao năm tháng đã định hình theo phong cách của anh, với sự trong trẻo, nền nã, tận tâm trong sáng tạo. Tranh của Đoàn Tuyên, Trọng Đạt, Hà Văn Chúc, Nguyễn Thị Ngọc Ánh vừa có những sự gần nhau ở tư duy khám phá, sự mạnh bạo có phần quyết liệt, vừa có cả sự rụt rè, ẩn mình trong mỗi nét mảng hình sắc đang trên đường tìm kiếm và khẳng định.

Chính điều đó làm cho phòng tranh trở nên rất gần gũi, chân tình và có cả sự khiêm nhường của những người luôn tự tin vươn về phía trước.

"Những đứa con của mẹ" của họa sĩ Ngọc Anh

"Những đứa con của mẹ" của họa sĩ Ngọc Anh

Trên con đường học hỏi về cái đẹp, định mệnh đưa đẩy họ đã gặp nhau, sau một quãng thời gian dành cho cuộc sống mưu sinh, năm nay thầy và trò quyết định tổ chức một cuộc triển lãm nói lên nhân duyên của họ và lấy tên "Gặp gỡ mùa Thu"…

"Hoa xuyến chi" của họa sĩ Hả Văn Chúc

"Hoa xuyến chi" của họa sĩ Hả Văn Chúc

"Lên nương" của họa sĩ Ngô Đăng Hiệp

"Lên nương" của họa sĩ Ngô Đăng Hiệp

"Nguyện cầu" của họa sĩ Trần Trọng Đạt

"Nguyện cầu" của họa sĩ Trần Trọng Đạt

Theo Thùy Trang (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.