Gia Lai: Khai mạc triển lãm “Hồ Chí Minh-Mùa thu độc lập”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Triển lãm “Hồ Chí Minh-Mùa thu độc lập” được Bảo tàng tỉnh Gia Lai khai mạc sáng 29-8 nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9.
Khai mạc triển lãm "Hồ Chí Minh-Mùa Thu độc lập" là hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Ảnh: HOÀNG NGỌC

Khai mạc triển lãm "Hồ Chí Minh-Mùa Thu độc lập" là hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Ảnh: HOÀNG NGỌC

Dự khai mạc có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể và đông đảo học sinh của TP. Pleiku.

Triển lãm trưng bày khoảng 160 hình ảnh, tư liệu, gồm 3 phần: Mùa Thu lịch sử, Sức mạnh niềm tin, Tiếp bước vinh quang. Xuyên suốt triển lãm, công chúng hiểu rõ thêm vai trò lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Cách mạng Tháng Tám; quá trình bảo vệ nền độc lập, hoàn thành thắng lợi sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước; sự chung sức, đồng lòng của cả dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nước, hội nhập phát triển, bảo vệ Tổ quốc, Nhân dân.

Triển lãm khẳng định ý nghĩa lịch sử, giá trị thời đại của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam); mở ra thời kỳ mới cho nhân dân Việt Nam và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới trong thế kỷ XX.

Đông đảo người dân tham quan triển lãm. Ảnh: HOÀNG NGỌC

Đông đảo người dân tham quan triển lãm. Ảnh: HOÀNG NGỌC

Triển lãm góp phần tuyên truyền, giáo dục cho các tầng lớp nhân dân, cán bộ, chiến sĩ, đặc biệt là thế hệ trẻ nhận thức đầy đủ và sâu sắc về thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, cổ vũ và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Triển lãm diễn ra đến 15-9 tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai.

Có thể bạn quan tâm

Lưu bút học trò

Lưu bút học trò

(GLO)-Tháng 5, nắng bắt đầu rót mật lên từng kẽ lá. Màu nắng ấm nồng như lời thì thầm của thời gian, nhắc nhở chúng tôi rằng, ngày chia tay thầy cô, bè bạn đang đến thật gần. Trong lòng mỗi chúng tôi, dường như có một khoảng trống dần mở ra, khoảng trống của bao điều chưa kịp nói, chưa kịp làm.

“Tên Người là cả một niềm thơ”

“Tên Người là cả một niềm thơ”

(GLO)- Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai) hiện trưng bày, giới thiệu nhiều hình ảnh, tài liệu, hiện vật về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác. Một trong số đó là tập sách “Tên Người là cả một niềm thơ” do ông Nguyễn Khoa-Cán bộ lão thành cách mạng trao tặng năm 2004.

Rau dại quê nhà

Rau dại quê nhà

(GLO)- Mùa nào thức nấy, vùng nào rau ấy, không chỉ những bữa cơm trên rẫy, dưới đồng mà dường như bữa cơm nào của tuổi thơ chúng tôi cũng không thiếu mớ rau dại.

Thơ Phạm Đức Long: Di vật đời người

Thơ Phạm Đức Long: Di vật đời người

(GLO)- Bài thơ "Di vật đời người" của Phạm Đức Long là khúc tưởng niệm thấm đẫm cảm xúc về những người lính đã hi sinh trong chiến tranh. Họ ngã xuống giữa rừng xanh, để lại những di vật bình dị mà thiêng liêng, là biểu tượng bất tử của một thời tuổi trẻ quên mình vì Tổ quốc...

Năm tháng học trò

Năm tháng học trò

(GLO)- Mỗi độ hè về, khi những tia nắng tràn ngập trên sân trường cũng là lúc những chùm phượng vĩ bắt đầu cháy đỏ một góc trời. Phượng không chỉ là loài hoa báo hiệu mùa hè mà còn là biểu tượng bất diệt của tuổi học trò-cái tuổi ngây thơ, vụng dại nhưng đầy ắp yêu thương và khát vọng.

Cồng chiêng “nhí”: Nối dài mạch nguồn văn hóa

Cồng chiêng “nhí”: Nối dài mạch nguồn văn hóa

(GLO)- Sự ra đời và hoạt động hiệu quả của những đội cồng chiêng “nhí” ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) không chỉ là kế thừa mà còn trở thành nhịp cầu nối dài mạch nguồn văn hóa truyền thống, để hồn cốt dân tộc tiếp tục sống mãi qua từng thế hệ.

Gặp lại thanh xuân

Gặp lại thanh xuân

(GLO)- Tôi từng thấy chị gái mình đứng thật lâu trước tấm gương. Lúc đầu, tôi cứ ngỡ chị đang nhìn xem có vết nám nào trên mặt như một sự lo âu thường thấy của phụ nữ nhưng không phải.

Tháng năm nhớ Người

Tháng năm nhớ Người

(GLO)- Bài thơ “Tháng năm nhớ Người” của Lenguyen khắc họa hình ảnh Bác Hồ qua ký ức làng quê, tình mẹ, giọt lệ, hương sen và ánh nắng Nam Đàn,... như lời tri ân sâu lắng dành cho vị Cha già kính yêu của dân tộc suốt đời vì dân, vì nước.

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

(GLO)- Từ ngày 16 đến 20-5, gần 40 ca sĩ, diễn viên, nghệ nhân Gia Lai đã tham gia 2 sự kiện vô cùng ý nghĩa tại tỉnh Nghệ An. Đó là hội diễn nghệ thuật quần chúng “Tiếng hát Làng Sen” và triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” năm 2025.