Hội thảo khoa học về nâng cao chất lượng đào tạo của các trường Chính trị khu vực Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 18-4, Cụm thi đua số 7 các Trường Chính trị khu vực Tây Nguyên đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị ở Tây Nguyên”. Tham dự Hội thảo có các Tiến sĩ, thạc sĩ là đại diện lãnh đạo của trường Chính trị 5 tỉnh trong khu vực Tây Nguyên.
 

Ảnh: Lê Anh
Ảnh: Lê Anh

Theo đánh giá chung về công tác đào tạo, bồi dưỡng của các trường thì cơ bản hiện nay hệ thống cơ sở đào tạo lý luận chính trị của các trường được cũng cố, phát triển; số lượng cán bộ được đào tạo lý luận chính trị tăng nhanh; nội dung, chương trình đào tạo bước đầu được đổi mới; đội ngũ giảng viên tăng cả về số lượng và chất lượng… Trên cơ sở đó, trong những năm qua, các trường Chính trị của 5 tỉnh và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị ở cấp huyện đã tổ chức được cho gần 15.000 người là cán bộ, công chức được đào tạo trình độ lý luận chính trị.

Tuy nhiên, công tác đào tạo của các trường vẫn còn một số hạn chế như: Việc mở rộng quy mô đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn liền với nâng cao chất lượng; Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng chậm đổi mới; thiếu sự liên thông giữa các cấp học, các hệ thống đào tạo dẫn đến việc cán bộ phải học nhiều lần một chuyên đề, học phần… Từ những tồn tại, hạn chế trên, Hội thảo khoa học lần này của các trường Chính trị khu vực Tây Nguyên tập trung vào các vấn đề trọng tâm như: Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong hệ thống chính trị ở Tây Nguyên hiện nay, làm rõ thực trạng và đề ra giải pháp. Trao đổi về công tác quản lý và chủ nhiệm lớp tại các trường. Vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và phát huy tính tích cực, sáng tạo của học viên trong học tập, nghiên cứu lý luận chính trị. Những yêu cầu đặt ra đối với công tác nghiên cứu khoa học của các trường chính trị tỉnh hiện nay…

Tại Hội thảo, ngoài việc được nghe 6 tham luận của các trường Chính trị trong khu vực, các đại biểu cũng đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến, với nhiều điểm mới, sáng tạo và đầy tâm huyết về phương pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị ở Tây Nguyên. Đây là cơ sở để các trường chính trị trong khu vực đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần giúp các địa phương có được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đạt trình độ về nhận thức, chuyên môn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay.

Lê Anh

Có thể bạn quan tâm

Phó Bí thư Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn: Cần chuẩn bị tốt công tác nhân sự cho Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Bàu Cạn

Phó Bí thư Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn: Cần chuẩn bị tốt công tác nhân sự cho Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Bàu Cạn

(GLO)- Sáng 10-7, đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm, kiểm tra và làm việc với hệ thống chính trị xã Bàu Cạn để nắm tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị sau sáp nhập đơn vị hành chính.

Thắt chặt mối giao lưu nhân dân Việt - Pháp

Thắt chặt mối giao lưu nhân dân Việt - Pháp

(GLO)- Chiều ngày 9-7, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh và Hội Hữu nghị Việt - Pháp phối hợp tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 236 năm Quốc khánh Cộng hòa Pháp (14-7-1789 - 14-7-2025), với sự tham dự của đông đảo đại biểu, nhà khoa học và bạn bè Pháp đang làm việc, nghiên cứu tại Quy Nhơn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì cuộc họp về bố trí bộ phận thường trực các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh tại cơ sở 2

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì cuộc họp về bố trí bộ phận thường trực các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh tại cơ sở 2

(GLO)- Sáng 9-7, tại phường Pleiku (tỉnh Gia Lai), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì cuộc họp nghe đại diện các sở, ngành báo cáo nội dung bố trí bộ phận thường trực các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh làm việc tại cơ sở 2.

Chủ tịch xã sau sáp nhập có quyền gì?

Chủ tịch xã sau sáp nhập có quyền gì?

Từ 1.7, Chủ tịch UBND cấp xã đảm nhận những nhiệm vụ và quyền hạn như lãnh đạo và điều hành công việc của UBND; chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành hiến pháp, pháp luật...

null