Hội Nông dân xã Ia Hrú đổi mới nội dung, phương thức hoạt động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Ia Hrú (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) luôn chú trọng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, góp phần nâng cao đời sống hội viên nông dân và xây dựng địa phương ngày càng phát triển.

Xã Ia Hrú có 9 thôn, làng, trong đó có đến 8 làng đồng bào dân tộc thiểu số. Người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, đời sống của bà con còn nhiều khó khăn. Tổng diện tích cây trồng của xã gần 2.300 ha, tổng đàn gia súc hơn 10 ngàn con và gia cầm hơn 70 ngàn con. Với đặc điểm đó, Hội Nông dân xã lấy nhiệm vụ hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế làm trọng tâm.

Ban Chấp hành Hội Nông dân xã Ia Hrú khóa IX (nhiệm kỳ 2023-2028) ra mắt nhận nhiệm vụ. Ảnh: T.N

Ban Chấp hành Hội Nông dân xã Ia Hrú khóa IX (nhiệm kỳ 2023-2028) ra mắt nhận nhiệm vụ. Ảnh: T.N

Chủ tịch Hội Nông dân xã Huỳnh Xuân Huy cho biết: Từ đầu năm đến nay, Hội đã chủ động phối hợp với đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, hội nghị, hội thảo đầu bờ chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hơn 600 lượt hội viên nông dân; phối hợp tuyên truyền, vận động 40 hội viên tham gia các lớp đào tạo nghề phổ thông, tổ chức 6 đợt tham quan mô hình tại các xã, thị trấn trong huyện; phối hợp hướng dẫn hội viên đăng ký sản phẩm OCOP, tham gia hội chợ hàng nông sản do tỉnh tổ chức; liên kết với Bưu điện huyện đưa 24 sản phẩm lên sàn thương mại điện tử Postmark. Bên cạnh đó, Hội cũng đã thành lập 4 tổ hội nghề nghiệp với 53 thành viên và 1 chi hội nghề nghiệp chăn nuôi bò tại làng Lũh Ngó với 22 thành viên.

Cùng với đó, Hội chủ động phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội triển khai các chương trình tín dụng phát triển sản xuất với khoảng 310 tổ viên vay vốn, dư nợ hơn 10,5 tỷ đồng; lập thủ tục hồ sơ cho 5 hội viên tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi về xây dựng nhà ở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023; đồng thời, phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT giải ngân cho 100 hộ vay với tổng dư nợ 6,2 tỷ đồng để phát triển sản xuất.

Hàng năm, 100% chi hội tổ chức phát động đăng ký thi đua thực hiện phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Đến nay, xã có 456 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp (cấp trung ương 3 hộ, cấp tỉnh 42 hộ, cấp huyện 114 hộ, cấp xã 296 hộ). Hội thành lập Câu lạc bộ Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với 24 thành viên và giới thiệu 5 hội viên tham gia Câu lạc bộ Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện.

Chi hội Nông dân Plei Đung (xã Ia Hrú) là một trong những điển hình tiêu biểu trong công tác Hội và phong trào nông dân. Ông Ksor Ner-Chi hội trưởng Chi hội Nông dân Plei Đung-cho hay: 5 năm gần đây, Chi hội đã kết nạp được 48 hội viên mới, nâng tổng số hội viên lên 254 người, trong đó có 9 hội viên là đảng viên.

Muốn hội viên tin tưởng vào tổ chức thì các mặt hoạt động của Chi hội phải hiệu quả. Cán bộ Hội phải nhiệt tình trong các phong trào, đồng thời thường xuyên gần gũi, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, đời sống của bà con cũng như quan tâm bảo vệ các quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho nông dân để thu hút họ tham gia vào tổ chức.

Ông Rơ Châm Thái-Chi hội trưởng Chi hội Nông dân làng Thong B cũng là hộ sản xuất giỏi cấp xã từ năm 2019 đến nay. Ban đầu, gia đình ông chỉ trồng 5 sào lúa và chăn nuôi 2 con bò sinh sản. Vừa làm vừa tích lũy mua thêm đất sản xuất để phát triển kinh tế, đến nay, gia đình ông có 1 ha lúa 2 vụ, 500 cây điều và đàn bò 10 con. Hàng năm, gia đình ông thu nhập vài trăm triệu đồng. Gia đình ông còn tạo việc làm cho một số lao động trong làng, hướng dẫn, giúp đỡ các hộ khó khăn sản xuất, ổn định đời sống.

Một góc trung tâm xã Ia Hrú huyện Chư Pưh. Ảnh: Thanh Nhật

Một góc trung tâm xã Ia Hrú huyện Chư Pưh. Ảnh: Thanh Nhật

Tại thôn Phú Quang, ông Huỳnh Văn Ánh là hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu. Với mô hình kinh tế trang trại kết hợp chăn nuôi, gia đình ông thu về hơn 1 tỷ đồng/năm sau khi trừ chi phí.

Theo Bí thư Đảng ủy xã Trần Minh Tâm, ông Ánh gieo trồng giống lúa Kê Lau trên những chân ruộng thường xuyên bị thiếu nước nên mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ kết quả đạt được, ông đã tuyên truyền, vận động người dân liên kết gieo trồng giống lúa này để có năng suất cao và chủ động nguồn nguyên liệu cho sản phẩm gạo Kê Lau đã được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận OCOP sản phẩm đạt 3 sao cấp tỉnh. Ông Ánh vinh dự được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng bằng khen và cấp chứng nhận danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022.

Trao đổi với P.V, ông Trần Đức Hậu-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chư Pưh-cho biết: Hội Nông dân xã Ia Hrú đã triển khai nhiều giải pháp giúp bà con nông dân, nhất là người dân tộc thiểu số từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên phát triển sản xuất, phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới.

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.