Hội nghị Báo cáo viên Trung ương tháng 1-2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 10-1, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy chủ trì Hội nghị Báo cáo viên Trung ương tháng 1-2024. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, kết nối từ điểm cầu Trung ương đến 1.400 điểm cầu cả nước với gần 45 ngàn đại biểu tham dự.

Tại Gia Lai, hội nghị kết nối đến 20 điểm cầu với trên 1.000 đại biểu tham dự. Đồng chí Đỗ Tiến Đông-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy dự và chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hội trường 2-9.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Hội trường 2-9. Ảnh: Anh Huy

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Hội trường 2-9. Ảnh: Anh Huy

Tham dự có các đồng chí báo cáo viên Tỉnh ủy (khóa XVI) đang công tác tại các sở, ban, ngành của tỉnh; đại diện lãnh đạo: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Báo Gia Lai, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh; đại diện lãnh đạo Phòng công tác Đảng và công tác chính trị/Phòng Chính trị các đơn vị: Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Ban Tuyên giáo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương báo cáo chuyên đề “Tổng quan tình hình kinh tế-xã hội năm 2023; dự báo tình hình và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024”. Theo đó, năm 2023, mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức song tình hình kinh tế-xã hội trong nước tiếp tục xu hướng phục hồi; tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng, sản xuất kinh doanh được thúc đẩy, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm; công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế được chú trọng, có nhiều đổi mới trong chỉ đạo, thực hiện; toàn bộ các chỉ tiêu về xã hội đều đạt và vượt...

Trên cơ sở báo cáo của Chính phủ và kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, trong đó xác định rõ các mục tiêu và nhiệm vụ.

Đồng thời, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 5-1-2024 về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, xác định chủ đề điều hành năm 2024 là “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững”.

Thông tin chuyên đề “Tổng quan tình hình thế giới, hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước năm 2023; dự báo tình hình thế giới và nhiệm vụ công tác đối ngoại năm 2024”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu khái quát một số kết quả nổi bật trong hoạt động đối ngoại song phương, đối ngoại đa phương; công tác người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân ở nước ngoài; dự báo tình hình thế giới, khu vực thời gian tới ảnh hưởng đến hoạt động đối ngoại; quan điểm, đường lối của Đảng về hội nhập, hợp tác quốc tế,...

Trên cơ sở thông tin 2 chuyên đề, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy đề nghị các đồng chí báo cáo viên tập trung tuyên truyền, khẳng định về những nỗ lực, quyết tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, địa phương trong thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế-xã hội cũng như đột phá mới trong công tác đối ngoại, hoạt động ngoại giao thời gian qua.

Định hướng công tác tuyên truyền thời gian tới, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương tập trung tuyên truyền có hiệu quả về các chỉ thị, nghị quyết, như: Chỉ thị số 26-CT/TW của Ban Bí thư về tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024; Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm chi ngân sách nhà nước; Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới...; các sự kiện chính trị quan trọng của Đảng, Nhà nước và địa phương; các hoạt động nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn... Bên cạnh đó, Ban Tuyên giáo các Tỉnh ủy, Thành ủy và Đảng ủy tiếp tục sâu sát cơ sở, nắm bắt, định hướng dư luận xã hội và triển khai tuyên truyền kịp thời, hiệu quả.

·

Có thể bạn quan tâm

Khai mạc Hội nghị lần thứ 19 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai

Khai mạc Hội nghị lần thứ 19 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai

(GLO)-Sáng 18-4, tại trụ sở Tỉnh ủy Gia Lai đã khai mạc Hội nghị lần thứ 19 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI (mở rộng). Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý I, xác định nhiệm vụ trọng tâm công tác quý II năm 2025 và giải quyết công việc thuộc thẩm quyền.

TRỰC TIẾP: Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

LIVETRỰC TIẾP: Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

(GLO)- 8 giờ ngày 16-4, Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Báo Gia Lai điện tử xin dẫn đăng trực tiếp hội nghị từ Youtube Thông tin Chính phủ. 

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc

Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc về việc tiếp tục làm sâu sắc quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.

Tập trung giải quyết các vấn đề còn tồn đọng, vướng mắc trong dân

Tập trung giải quyết các vấn đề còn tồn đọng, vướng mắc trong dân

(GLO)- Tại các buổi tiếp xúc cử tri huyện Mang Yang và Ia Grai, sau khi lắng nghe các ý kiến, kiến nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn đề nghị các ban, ngành, địa phương tập trung giải quyết các vấn đề còn tồn đọng, vướng mắc trong dân.

Cách mạng tổ chức bộ máy: Đặt yêu cầu cao hơn với chất lượng cán bộ

Cách mạng tổ chức bộ máy: Đặt yêu cầu cao hơn với chất lượng cán bộ

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy, sắp xếp cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện và giảm khoảng 50% đơn vị hành chính cấp xã, yêu cầu cấp bách đặt ra là làm sao lựa chọn được những cán bộ thực sự có năng lực và phẩm chất đáp ứng được nhiệm vụ cao hơn trong thời kỳ mới.