Hội chợ thương mại và giới thiệu sản phẩm nông nghiệp đặc trưng: Mở ra cơ hội hợp tác, liên kết

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai 2023, Hội chợ thương mại và giới thiệu sản phẩm nông nghiệp đặc trưng đã tạo cơ hội cho các nhà sản xuất tiếp cận người tiêu dùng, đối tác để tìm hiểu nhu cầu thị trường, từ đó mở rộng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm vùng miền.

Hội chợ được tổ chức trong 5 ngày (từ 11 đến 15-11) tại khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết-đường Anh Hùng Núp (TP. Pleiku) với quy mô hơn 220 gian hàng của hơn 130 đơn vị trong và ngoài tỉnh.

Sức tiêu thụ rất lớn

Tham gia hội chợ, ông Nguyễn Đình Tấn-đại diện gian hàng của huyện Đak Đoa-phấn khởi cho hay: “Du khách rất ấn tượng với những sản phẩm trưng bày tại gian hàng như các sản phẩm tinh dầu, bò khô, hồ tiêu, hạt dinh dưỡng. Trong 3 ngày đầu tiên, chúng tôi bán được rất nhiều hàng hóa. Thành công này là nhờ có sự kết hợp giữa các sự kiện văn hóa, kinh tế, du lịch”.

Bà Nguyễn Thị Thu-Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Bách Thảo Mộc (TP. Pleiku) cho biết: Sản phẩm mà Công ty mang đến hội chợ được làm hoàn toàn từ thiên nhiên để bảo vệ sức khỏe như sản phẩm hỗ trợ về đường tiêu hóa, dạ dày, hoạt huyết dưỡng não, sâm bổ kiện. “Thực tế qua mấy ngày tham gia hội chợ cho thấy, khách hàng đến tìm hiểu sản phẩm rất đông. Nhiều nhà phân phối lớn trong nước và cả doanh nghiệp Lào, Campuchia cũng đến tham quan, tìm hiểu sản phẩm. Đây là cơ hội rất tốt để Công ty mở rộng thị trường trong thời gian tới”-bà Thu kỳ vọng.

Lãnh đạo tỉnh tham quan gian hàng tại Hội chợ thương mại và giới thiệu sản phẩm nông nghiệp đặc trưng. Ảnh: Vũ Thảo

Lãnh đạo tỉnh tham quan gian hàng tại Hội chợ thương mại và giới thiệu sản phẩm nông nghiệp đặc trưng. Ảnh: Vũ Thảo

Tại hội chợ có rất nhiều sản phẩm mang nét đặc trưng của Tây Nguyên như: cà phê, hồ tiêu, trà, mật ong, tinh dầu, dược liệu, bò một nắng…; hay các loại bánh kẹo làm từ trái cây mang nét đặc trưng của miền Tây; các loại bánh, bún, bánh tráng Bình Định; trầm hương Quảng Nam; đồ gỗ mỹ nghệ các tỉnh phía Bắc; dược liệu vùng cao Tây Bắc. Cùng với đó, hội chợ còn có hàng trăm sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, hàng điện máy, hàng công nghệ… Chính sự đa dạng, phong phú về mặt hàng, nhiều địa phương đã góp phần làm nên thành công của hội chợ. Theo Ban tổ chức, hội chợ đón khoảng 60.000 lượt khách tham quan, mua sắm. Qua nắm bắt sơ bộ của các gian hàng thì doanh số bán hàng đều vượt chỉ tiêu ban đầu.

Các mặt hàng làm từ thổ cẩm được khách ưu chuộng mua. Ảnh: V.T

Các mặt hàng làm từ thổ cẩm được khách ưu chuộng mua. Ảnh: V.T

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp cho rằng, hội chợ lần này có sự tham gia sát sao của Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành liên quan nên công tác tổ chức chu đáo, bài bản và thể hiện tính chuyên nghiệp. Đây là những nét mới trong hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh. Cụ thể, công tác thiết kế sáng tạo, tổ chức, đón tiếp khách hàng được thực hiện khá tốt; việc chọn lọc, tuyển chọn các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất uy tín, sản phẩm đảm bảo chất lượng được thực hiện kỹ lưỡng. Đặc biệt, hội chợ có sự tham gia của 15 tỉnh, thành là điều rất đáng trân trọng trong khi cả nước có rất nhiều sự kiện được tổ chức cùng thời gian này. Hội chợ diễn ra đồng thời với các sự kiện của Tuần Văn hóa-Du lịch tạo nên hệ sinh thái đồng bộ, làm cơ sở cho việc mở rộng quy mô, hướng đến xây dựng Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai trong những năm tiếp theo. Các sản phẩm tham gia trưng bày, giới thiệu đều có uy tín, chất lượng như sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm công nghệ, sản phẩm làng nghề của Gia Lai và của các tỉnh, thành.

Mở rộng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm vùng miền

Bà Trần Thị Bé-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Trần Lâm Gia Phát (TP. Pleiku) bày tỏ: Với nhiều sự kiện diễn ra đồng thời nên lượng khách đến với hội chợ rất đông. Công ty đã đưa các sản phẩm như: gà xông khói, heo gác bếp, xúc xích, lạp xưởng, bò khô… đến giới thiệu và tổ chức chương trình sampling để người tiêu dùng được dùng thử sản phẩm và nhận xét, đánh giá. Đây là cơ hội rất lớn để Công ty nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng, từ đó hoàn thiện sản phẩm của mình. “Những ngày qua, Công ty đã làm việc với 8 đối tác ở một số tỉnh, thành phố. Sau hội chợ, tôi sẽ mời họ đến Gia Lai tham quan xưởng sản xuất và hợp tác phân phối tại nhiều thị trường mới trong nước”-bà Bé phấn khởi nói.

Cũng vui mừng với những kết quả đạt được khi tham gia hội chợ, bà Dương Thị Mỹ Phượng-nhà phân phối của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Dnutri (tỉnh Đak Lak) cho hay: “Khi trải nghiệm sản phẩm bột ngũ cốc dinh dưỡng, viên uống detox… của Công ty, khách hàng rất thích. Đây là những sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu mắc ca sẵn có tại địa phương, cùng các loại hạt dinh dưỡng cao cấp khác như óc chó, hạnh nhân. Qua tìm hiểu, tôi thấy người tiêu dùng rất ưa chuộng các sản phẩm từ thiên nhiên. Mấy ngày ở hội chợ, Công ty đã làm việc với các nhà phân phối sản phẩm OCOP”.

Tại hội chợ, nhiều doanh nghiệp đã tổ chức hoạt động sampling để người tiêu dùng trải nghiệm sản phẩm. Ảnh: V.T

Tại hội chợ, nhiều doanh nghiệp đã tổ chức hoạt động sampling để người tiêu dùng trải nghiệm sản phẩm. Ảnh: V.T

Qua 5 ngày tổ chức, tổng doanh số bán hàng đạt hơn 3,8 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu của các doanh nghiệp trong tỉnh đạt gần 1 tỷ đồng; doanh thu của các doanh nghiệp ngoài tỉnh hơn 1,8 tỷ đồng; doanh thu bán sản phẩm OCOP và đặc sản địa phương của các huyện, thị xã, thành phố gần 1 tỷ đồng.

Theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Bích Thu-Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công thương), hội chợ lần này được lấp đầy với hơn 220 gian hàng của hơn 130 đơn vị trong và ngoài tỉnh tham gia. Tại hội chợ, các đơn vị đã có nhiều hoạt động trưng bày, giới thiệu, trải nghiệm dùng thử sản phẩm. Các đoàn giao dịch nước ngoài như Lào, Campuchia, Nhật Bản đã đến hội chợ tham quan. Nhiều đoàn đã ký kết hợp tác kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới với một số doanh nghiệp của Gia Lai như: Công ty TNHH Phát triển khoa học quốc tế Trường Sinh, Công ty TNHH Baka, Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Hùng Thơm Gia Lai, Công ty TNHH Nhất Nông Gia Lai… Hội chợ nằm trong chuỗi sự kiện của Tuần Văn hóa-Du lịch nên lượng khách rất đông. Qua phản hồi của các đơn vị tham gia cho thấy, hội chợ mang đến cho họ nhiều cơ hội như đã ký kết nhiều đơn đặt lớn để phục vụ mua sắm mùa Tết sắp tới. Bên cạnh đó, nhiều nhà sản xuất ở Gia Lai đã ký kết hợp tác tiêu thụ sản phẩm với nhà phân phối tại các địa phương trong cả nước.

“Hội chợ đã gắn kết các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, văn hóa và du lịch của tỉnh Gia Lai để quảng bá giá trị văn hóa, ẩm thực vùng miền, giá trị nổi bật về tài nguyên du lịch, đặc biệt là không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Qua đó, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng giúp các doanh nghiệp tiếp cận với người tiêu dùng, đối tác, nhà phân phối để thiết lập kênh phân phối tại những thị trường tiềm năng; đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác, tạo cơ hội để các doanh nghiệp củng cố, khai thác thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu”-bà Thu cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

(GLO)- Từ đầu năm đến nay, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công 4 hội chợ, phiên chợ và hội thi giới thiệu nông sản an toàn. Đây là dịp để các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và người dân kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Một trong những nguyên nhân khiến lộ lọt thông tin từ camera an ninh của nhiều gia đình, mà Thanh Niên phản ánh trên số báo hôm nay, chính là mua phải hàng trôi nổi trên thị trường, trong đó số lượng không nhỏ đến từ các sàn thương mại điện tử đang bùng nổ mạnh mẽ tại VN.

Sản phẩm đặc trưng địa phương sẵn sàng cho Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Sản phẩm đặc trưng địa phương sẵn sàng cho Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 diễn ra từ ngày 6 đến 12-11 tại khu vực sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh). Ngoài hoạt động văn hóa-thể thao đặc sắc, sự kiện này còn là dịp để quảng bá các mặt hàng truyền thống của địa phương.

Gian nan cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái

Gian nan cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái

(GLO)- Đánh vào tâm lý một bộ phận người tiêu dùng thích hàng hiệu giá rẻ nên các đối tượng đưa hàng giả, hàng nhái vào thị trường, nhất là các kênh mua bán trực tuyến. Theo đó, lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm.

Nhập nhằng nhãn hiệu gạo ST25

Nhập nhằng nhãn hiệu gạo ST25

(GLO)- Hiện nay, nhiều loại gạo được gắn nhãn gạo ST25 để bán tràn lan trên thị trường với mức giá khác nhau. Sự nhập nhằng này khiến người tiêu dùng gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn.

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

(GLO)- Tại Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13-9-2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xử lý nghiêm hành vi lợi dụng ảnh hưởng của cơn bão số 3 để đầu cơ, găm hàng, tăng giá.