Hoàng Văn Soạn: Vận động dân làng xóa bỏ tập tục lạc hậu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Hoàng Văn Soạn-Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Kon Thụp (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ tập tục lạc hậu để vươn lên xây dựng cuộc sống mới.

Ông Soạn sinh năm 1969, dân tộc Tày, quê ở tỉnh Bắc Kạn. Năm 2007, gia đình ông cùng nhiều hộ người Tày, Nùng di cư vào làng Sơ Bir (xã Kon Thụp) sinh sống. Thời gian đầu do thiếu đất canh tác và kinh nghiệm sản xuất nên gia đình ông gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Hoàng Văn Soạn. Ảnh: R'Ô Hok
Ông Hoàng Văn Soạn. Ảnh: R'Ô Hok


Song, nhờ chịu khó làm ăn và biết dành dụm nên ông cũng có được lưng vốn. Kết hợp vay thêm vốn của ngân hàng ông đã mua đất mở rộng diện tích canh tác. Đến nay, gia đình ông sở hữu hơn 2,5 ha cà phê và thường xuyên duy trì 3 con heo nái. Mỗi năm, sau khi trừ chi phí, gia đình ông lãi hơn 100 triệu đồng.

Thấy ông Soạn chịu khó làm ăn và luôn quan tâm hỗ trợ người khác, năm 2009, dân làng Sơ Bir tín nhiệm bầu ông làm Phó Trưởng thôn. Năm 2014, ông tiếp tục đảm nhiệm thêm nhiệm vụ Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Sơ Bir.

Sống lâu năm ở làng, ông Soạn thấy phần lớn đất vườn của bà con bỏ hoang hoặc trồng các loại cây tạp không mang lại hiệu quả. Từ đó, ông chủ động hướng dẫn bà con chuyển đổi cây trồng và trồng xen cây ăn quả. Sau thời gian thực hiện, bà con bắt đầu thấy có hiệu quả rõ rệt. Đến nay, dân làng đã chuyển đổi hơn 10 ha vườn tạp để trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như: cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả...

Ông Byút cho biết: “Ngày trước, 4 sào vườn nhà mình trồng điều, chuối nên nguồn thu rất ít ỏi. Được ông Soạn hướng dẫn tận tình nên mình đã phá bỏ vườn tạp để trồng cà phê. Nhờ đó, gia đình mình có thu nhập khá ổn định từ cây cà phê”.

Không những vậy, nhiều năm qua, ông Soạn còn vận động bà con thành lập tổ sản xuất, tổ gây quỹ, hội hiếu hỷ. Đến nay, làng đã có 4 tổ gây quỹ bằng cách sử dụng quỹ đất chung để trồng mì và 1 tổ quỹ tiết kiệm của người Tày, Nùng. Hàng năm, nguồn quỹ này cho 1 hộ nghèo vay ít nhất 15 triệu đồng để phát triển sản xuất.

Chia sẻ về kinh nghiệm vận động quần chúng, ông Soạn bày tỏ: “Trước hết, mình phải gương mẫu, gần dân, tiếp xúc nhiều mới nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con. Có thế thì mình mới dễ vận động được”.

Ông Soạn còn kể: Năm 2019, UBND huyện Mang Yang có quyết định sáp nhập 2 làng Sơ Bir và làng Pơ Nang thành một. Lúc đó, nhiều hộ người Bahnar ở Pơ Nang không muốn sáp nhập với người Tày, Nùng ở làng Sơ Bir. Một số khác lại không muốn đặt tên ghép cho làng mới.

Với trách nhiệm là Trưởng ban Công tác Mặt trận, mình tích cực phối hợp với hệ thống chính trị, cùng với người có uy tín, già làng để tổ chức họp bàn, xuống tận nhà gặp gỡ vận động, tuyên truyền về chính sách của Đảng, Nhà nước để bà con hiểu ý nghĩa và quyền lợi khi sáp nhập làng. Mưa dầm thấm lâu, sau nhiều tháng miệt mài “đi từng ngõ, gõ từng nhà, vận động từng người”, cuối cùng bà con 2 làng đã đồng thuận sáp nhập thành làng Pơ Nang.

Ông Hoàng Văn Soạn vận động người dân thay đổi nếp nghĩ cách làm. Ảnh: R'Ô Hok
Ông Hoàng Văn Soạn vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Ảnh: R'Ô Hok

Ông Nguyễn Tiến Sỹ-Trưởng phòng Dân tộc huyện Mang Yang: “Ông Soạn có nhiều cách vận động sáng tạo để người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong lao động sản xuất và xóa bỏ tập tục lạc hậu. Đồng thời, ông còn giải quyết nhiều vụ mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong cộng đồng giúp gắn kết tình làng nghĩa xóm, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân”.

Bây giờ, làng Pơ Nang có 286 hộ với 1.294 khẩu, trong đó có 80 hộ người Tày, Nùng. Trước đây, bà con Tày, Nùng thường tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình rất tốn kém. Để cưới được vợ, người con trai phải mang sính lễ cho nhà gái 100 kg gạo, 100 lít rượu, 100 bánh chưng, bánh dày, 80 kg thịt heo, 10 cặp gà, đồ trang sức và phải tổ chức 3 ngày 3 đêm. Không ít gia đình vì cưới vợ cho con mà lâm vào cảnh nợ nần, nghèo túng.

Để vận động bà con xóa bỏ tục thách cưới này, ngày con trai cả cưới vợ, ông Soạn tìm cách thỏa thuận họ hàng 2 bên và thống nhất không đưa sính lễ hỏi cưới nặng như lệ làng mà chỉ đưa lễ tượng trưng. Sau một thời gian thấy vợ chồng con trai ông chung sống hạnh phúc và 2 bên họ hàng vui vẻ hòa thuận nên dân làng dần ưng thuận. Sau này, nhiều người cưới vợ gả chồng cho con đã làm theo cách của ông, từ bỏ chuyện thách cưới, sính lễ nặng nề.

Với những đóng góp của mình, năm 2019, ông Soạn được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước; Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen trong việc tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở khu dân cư giai đoạn 2014-2018. Tháng 3-2021, ông Soạn được bầu làm Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Kon Thụp.

 

R'Ô PRIN
 

Có thể bạn quan tâm

Nhân lên tình yêu biển đảo

Nhân lên tình yêu biển đảo

(GLO)- Trong 2 năm (2021-2022), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai và Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã tổ chức thành công 2 cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo theo hình thức trắc nghiệm online. Qua đó, khơi gợi, hun đúc tình yêu biển đảo trong các tầng lớp nhân dân.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức dân vận

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức dân vận

(GLO)- Sáng 20-12, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 17 điểm cầu cấp huyện. Các đồng chí: Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
"Đại thụ" làng Phung

"Đại thụ" làng Phung

(GLO)- Hơn 20 năm qua, với vai trò Trưởng thôn rồi Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Phung (xã Ia Phang, huyện Chư Pưh), ông Siu Bi Ai đã vận động người dân thi đua lao động sản xuất, đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Phần thưởng xứng đáng cho người có uy tín ở Gia Lai

Phần thưởng xứng đáng cho người có uy tín ở Gia Lai

(GLO)- Từ ngày 10 đến 15-12, Công an tỉnh tổ chức cho 30 người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại Hà Nội và một số tỉnh miền Trung. Đây là hoạt động thường niên nhằm động viên những người có uy tín có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc“.
Gương sáng "tốt đời-đẹp đạo"

Gương sáng "tốt đời-đẹp đạo"

(GLO)- Từ các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện phương châm sống “tốt đời-đẹp đạo“, đồng bào theo đạo Công giáo và Tin lành đã góp phần cùng Nhân dân các dân tộc trong tỉnh ra sức lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Chư Sê ưu tiên tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

Chư Sê ưu tiên tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đang tập trung giải ngân các nguồn vốn cho vay hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ cho các xã và thôn, làng đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thủ tướng: Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh

Thủ tướng: Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh

(GLO)- “Các cấp Hội cần chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với các cấp, các ngành chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh, cựu quân nhân; động viên cựu chiến binh nêu cao ý chí tự lực, tự cường, quan tâm, tạo điều kiện giúp nhau sản xuất, kinh doanh, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp“-Là nội dung Thông báo số 365/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Xứng đáng là cán bộ Mặt trận tiêu biểu toàn quốc

Xứng đáng là cán bộ Mặt trận tiêu biểu toàn quốc

(GLO)- Trong số 299 chủ tịch ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và trưởng ban công tác Mặt trận tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2017-2022 vừa được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tuyên dương tại Thủ đô Hà Nội, Gia Lai có 5 cá nhân. Trở về từ hội nghị, mọi người rất tự hào và quyết tâm phấn đấu trở thành những “thỏi nam châm“ trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân như lời Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dặn dò.
Gương sáng làng Dôr 1

Gương sáng làng Dôr 1

(GLO)- Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Yơu (làng Dôr 1, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) còn đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới và đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.