Hiệu quả từ việc chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng bắp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mô hình “Hỗ trợ chuyển đổi lúa một vụ kém hiệu quả sang trồng bắp nếp giống Bạch Long F1” do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp TP. Pleiku triển khai từ tháng 11-2024 đã giúp các hộ tham gia mô hình nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện được thu nhập.

Bà Lê Thị Mỹ Dung-Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp TP. Pleiku-cho biết: Mô hình "Hỗ trợ chuyển đổi lúa một vụ kém hiệu quả sang trồng bắp nếp giống Bạch Long F1” được triển khai trên diện tích 17,86 ha với sự tham gia của hơn 80 hộ tại xã Chư Á, An Phú, phường Thắng Lợi, Chi Lăng và Hoa Lư. Theo đó, Trung tâm hỗ trợ 70 % chi phí giống, phân bón, người dân đối ứng 30 % giống, phân bón và tự túc về thuốc bảo vệ thực vật. Để triển khai mô hình, Trung tâm đã cấp 187,5 kg giống bắp nếp Bạch Long F1, hơn 18 tấn phân bón và tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật nhằm giúp người dân nắm vững quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch.

Ngoài ra, trong quá trình triển khai, Trung tâm cử cán bộ chuyên môn phối hợp với cán bộ nông nghiệp các xã, phường thường xuyên xuống tận vườn để nắm bắt tình hình sinh trưởng và phát triển của cây trồng để kịp thời hướng dẫn người dân cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng hiệu quả. Sau hơn 2 tháng trồng, cây bắp sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất trái tươi đạt từ 12-14 tấn/ha.

z6322812617860-eb8527362751cbb6d8796ea84e5499cb.jpg
Vườn bắp của ông Ơn (bìa trái) đã được thương lái thu mua. Ảnh: Nhật Hào

Bà Tạ Thị Thảo-Công chức Địa chính-Nông nghiệp xã Chư Á-cho biết, toàn xã có 21 hộ tham gia mô hình với tổng diện tích 5,25 ha. Qua theo dõi, cây bắp sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất trung bình đạt từ 12-14 tấn quả tươi/ha. Đặc biệt, giống bắp Bạch Long F1 được thị trường ưa chuộng nên người dân gặp thuận lợi về đầu ra sản phẩm. Hiện tại, vườn bắp được thương lái thu mua tận ruộng theo trái hoặc theo ký với giá thu mua từ 10-12 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, người dân lãi trung bình gần 10 triệu đồng/sào .

Còn ông Ơn (làng Bông Phun, xã Chư Á) thì phấn khởi cho biết: Gia đình tôi tham gia mô hình trồng bắp Bạch Long F1 trên diện tích 1,1 sào. Nhờ được hỗ trợ 70% giống và phân bón, tôi chỉ tốn thêm khoảng gần 3 triệu đồng chi phí đầu tư. Đến vụ thu hoạch, thương lái thu mua ngay tại ruộng được 15,5 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu nhập được 12,5 triệu đồng.

Tương tự, ông Nuk (làng Bông Phun) cũng cho hay: Gia đình ông có 1,5 sào đất trồng lúa. Những năm trước, ông chỉ trồng lúa vụ mùa còn vụ Đông Xuân hay bị thiếu nước nên bỏ hoang. Vụ Đông Xuân năm nay, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp TP. Pleiku hỗ trợ giống và phân bón, ông bỏ ra gần 5 triệu đồng chi phí mua phân bón, giống, thuê người cày để trồng bắp nếp Bạch Long F1. “Do chưa có nhiều kinh nghiệm nên tôi trồng khoảng cách thưa dẫn đến năng suất không cao bằng các hộ cùng tham gia mô hình. Tuy nhiên, vườn bắp của tôi vẫn cho năng suất 1,6 tấn, bán được hơn 18 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, gia đình tôi lãi hơn 13 triệu đồng. Ngoài ra, tôi còn tận dụng được thân cây bắp để làm thức ăn cho đàn bò”-ông Nuk nói.

ong-on-ben-trai-di-tham-vuon-bap-da-duoc-thuong-lai-thu-mua-anh-nhat-hao.jpg
Ông Nuk (làng Bông Phun, xã Chư Á) bên vườn bắp của gia đình. Ảnh: Nhật Hào

Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp TP. Pleiku cho biết thêm: Mô hình “Hỗ trợ chuyển đổi lúa một vụ kém hiệu quả sang trồng bắp nếp giống Bạch Long F1” được triển khai nhằm mục đích giúp người dân nâng cao kiến thức về kỹ thuật canh tác, chăm sóc cây bắp để mang lại năng suất, hiệu quả cao. Đặc biệt, giống bắp Bạch Long F1 cho thu hoạch chỉ sau hơn 2 tháng, cây có khả năng chống chịu đổ ngã trong mùa mưa, chống chịu tốt với sâu bệnh và cho năng suất cao. Thời gian tới, Trung tâm sẽ phối hợp với các địa phương tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi dần diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng bắp nếp Bạch Long F1 nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện thu nhập.

.

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Hai đơn vị 'truy' chất cấm trong sầu riêng

Hai đơn vị 'truy' chất cấm trong sầu riêng

Việc "bắt tay" giữa Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (Wasi) và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk nghiên cứu diễn ra trong bối cảnh ngành hàng sầu riêng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là việc kiểm soát chất lượng, dịch hại và các chất hoá học tồn dư trong quả sầu riêng.

Giá vàng giảm rất mạnh

Giá vàng giảm rất mạnh

Sáng nay (13/5), giá vàng trong nước giảm rất mạnh theo giá vàng thế giới. Theo đó, giá vàng miếng SJC về quanh mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn thấp nhất về 115 triệu đồng/lượng.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Gia Lai khẩn trương sắp xếp, xử lý tài sản công

Gia Lai khẩn trương sắp xếp, xử lý tài sản công

(GLO)- Với tinh thần vừa làm, vừa rà soát, điều chỉnh bổ sung, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương xây dựng phương án bố trí, sắp xếp, xử lý tài sản công.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).