Hiệu quả mô hình nông hội ở Chư Sê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mô hình nông hội đang được huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) phát triển theo hướng lựa chọn các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, thế mạnh của địa phương để tập hợp, vận động người dân tham gia. Những thành công bước đầu của mô hình đã tạo được hiệu ứng tích cực.

Tạo sự gắn kết giữa nông dân

Nông hội xã Ia Ko được thành lập cuối năm 2019, là nông hội đầu tiên của huyện Chư Sê. Đây là nơi tập hợp các hộ dân có chung sở thích để chia sẻ kinh nghiệm trong chăn nuôi dê. Ban đầu, mô hình chỉ có 10 hội viên tham gia. Tuy nhiên, đến nay đã tăng lên 21 hội viên, chăn nuôi đàn dê khoảng 200 con. Mô hình bước đầu hoạt động hiệu quả, giúp các hội viên nâng cao kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

 Hội viên Nông hội xã Ia Ko (huyện Chư Sê) chăm sóc đàn dê. Ảnh: Trần Dung
Hội viên Nông hội xã Ia Ko (huyện Chư Sê) chăm sóc đàn dê. Ảnh: Trần Dung


Ông Phạm Xuân Anh-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Ko-cho hay: Các hội viên chia sẻ với nhau những kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh cho đàn dê. Đặc biệt, các hội viên có sự trao đổi dê đực giống. Đây là cách làm hay để tránh dê giao phối cận huyết, gây thoái hóa giống. Tình hình giá cả cũng được cập nhật kịp thời nên khi các hội viên có nhu cầu bán dê giống cũng như dê thịt, Nông hội giúp họ không bị thương lái ép giá.

Những năm gần đây, các hộ nông dân xã Ia Blang đã chủ động chuyển đổi diện tích hồ tiêu già cỗi, chết do dịch bệnh sang trồng cây ăn quả. Đến nay, diện tích cây ăn quả trên địa bàn xã tương đối lớn và việc thành lập nông hội để các hộ dân trao đổi, học hỏi kinh nghiệm là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, tháng 8-2020, Nông hội trồng cây ăn quả xã Ia Blang đã được thành lập với 42 hội viên tham gia. Các hội viên chủ yếu trồng sầu riêng và bơ.

Ông Trần Duy Kham-Chủ nhiệm Nông hội trồng cây ăn quả xã Ia Blang-cho biết: “Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các hội viên đã tham quan mô hình trồng sầu riêng tại xã Ia Dreng (huyện Chư Pưh) để học hỏi kinh nghiệm và hướng tới liên kết thành vùng sản xuất, tìm thị trường đầu ra ổn định cho sản phẩm. Chúng tôi cũng đã ký kết hợp đồng bao tiêu quả bơ với một doanh nghiệp. Đơn vị này cam kết thu mua bơ với giá 15.000 đồng/kg. Đây là một tín hiệu vui giúp các hội viên yên tâm phát triển sản xuất”.

 

Ông Trần Duy Kham-Chủ nhiệm “Nông hội trồng cây ăn quả” của xã IaBlang-vui vẻ dẫn chúng tôi đi thăm vườn sầu riêng của hội viên nông hội. Ảnh: Trần Dung
Ông Trần Duy Kham (bìa trái)-Chủ nhiệm Nông hội trồng cây ăn quả xã Ia Blang tham quan vườn sầu riêng của hội viên. Ảnh: Trần Dung

Đồng hành cùng nông dân

Ông Nguyễn Văn Khôi-Chủ tịch UBND xã Ia Blang-cho hay: Sau khi được huyện chọn thí điểm thành lập nông hội, UBND xã đã khảo sát tình hình phát triển cây ăn quả trong dân cũng như nhu cầu của bà con để triển khai thành lập ban vận động xây dựng nông hội. Để hỗ trợ, động viên hội viên, chúng tôi đã tổ chức đưa họ đi tham quan một số mô hình trồng cây ăn quả tiêu biểu tại các huyện lân cận; cấp kinh phí cho nông hội in, phát tài liệu cho các hội viên… Đây là hướng đi mới trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, giúp người dân tự tin, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập.

Thời gian qua, huyện Chư Sê đã đạt được nhiều kết quả trong phát triển kinh tế tập thể và hợp tác xã ở lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động cũng như việc hợp tác liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản của các hợp tác xã chưa nhiều và chưa mang tính ổn định.

Ông Nguyễn Văn Thương-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê-thông tin: “Tháng 9-2019, Ban Thường vụ Huyện ủy có văn bản chỉ đạo triển khai thành lập mô hình nông hội trên địa bàn huyện. Đến nay, huyện đã có 2 nông hội là Nông hội xã Ia Ko và Nông hội trồng cây ăn quả xã Ia Blang”.

Cũng theo ông Thương, các địa phương đã lựa chọn, xác định những sản phẩm nông nghiệp chủ lực, thế mạnh của mình để tập hợp, vận động người dân tham gia thành lập nông hội. Việc xây dựng mô hình nông hội đã đảm bảo thực chất, bền vững, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và mang lại lợi ích thực sự cho người dân.

Những nông hội đầu tiên ở huyện Chư Sê đã phát huy hiệu quả bước đầu, là tín hiệu vui cho địa phương và người dân. Huyện tập trung nghiên cứu để tiếp tục lựa chọn thành lập các mô hình nông hội phù hợp với tình hình thực tiễn của từng địa phương, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân, giúp họ chia sẻ, hỗ trợ nhau về  kinh nghiệm, kỹ thuật mới trong sản xuất. Đồng thời, ngành chức năng và các địa phương cũng chú trọng cập nhật thông tin về thị trường để hỗ trợ nông hội trong việc tiêu thụ nông sản.

TRẦN DUNG

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.