Hiệp định Geneva là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 19.7, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Quốc phòng, Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN tổ chức Hội thảo khoa học 70 năm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở VN (21.7.1954 - 21.7.2024).

75 ngày thương lượng với 31 phiên họp

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng nêu rõ ngày 8.5.1954, Hội nghị Geneva về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương đã được khai mạc. Hội nghị diễn ra chỉ 1 ngày sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Đây là lần đầu tiên nền ngoại giao non trẻ của VN tham gia một hội nghị quốc tế đa phương, có đại diện của 5 nước lớn là: Liên Xô, Trung Quốc, Pháp, Anh và Mỹ.

Ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng đại biểu tham quan trưng bày ảnh tại hội thảo

Ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng đại biểu tham quan trưng bày ảnh tại hội thảo

Ông Thắng nhấn mạnh trong bối cảnh quốc tế phức tạp, đoàn VN đã tỏ rõ bản lĩnh, kiên định lập trường độc lập dân tộc, đồng thời khéo léo đàm phán, giải quyết các vấn đề khó khăn như phân vùng đóng quân, tổng tuyển cử và thống nhất VN, cùng các lực lượng kháng chiến ở Lào và Campuchia.

Trải qua 75 ngày thương lượng với 31 phiên họp, cùng với nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc song phương và đa phương bên lề hội nghị, rạng sáng 21.7.1954, ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở VN, Lào và Campuchia lần lượt được ký kết. Hội nghị đã họp phiên bế mạc và thông qua "Tuyên bố cuối cùng" về Hiệp định lập lại hòa bình ở Đông Dương. Từ đây đã mở ra một cục diện mới, buộc Pháp phải rút quân về nước, chấm dứt hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương, mở ra giai đoạn sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

Theo ông Thắng, Hiệp định Geneva là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao VN, khẳng định tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân VN. "Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và thắng lợi trên bàn đàm phán tại Hội nghị Geneva là chiến thắng của sức mạnh vĩ đại của nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc VN, với sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, trong đó có cả nhân dân tiến bộ Pháp và các nước thuộc địa", ông Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh.

5 bài học kinh nghiệm

Theo ông Nguyễn Xuân Thắng, 70 năm đã trôi qua nhưng ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở VN vẫn còn vẹn nguyên giá trị, với những bài học kinh nghiệm hết sức quý báu. Đó là bài học giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, thành công của đoàn đàm phán VN là kết quả của đường lối cách mạng và ngoại giao đúng đắn dưới sự lãnh đạo của T.Ư Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bài học về phát huy sức mạnh tổng hợp, Hiệp định Geneva là thành quả của cuộc đấu tranh bền bỉ trên chiến trường và ngoại giao, kết hợp chặt chẽ giữa các mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao. Bài học về giữ vững độc lập, tự chủ, với tư thế người chiến thắng, phái đoàn VN đã nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế, kiên quyết giữ vững lập trường độc lập, tự chủ trong đàm phán.

Quán triệt phương châm "dĩ bất biến, ứng vạn biến", với nguyên tắc bất biến là giữ vững độc lập, tự chủ; ứng vạn biến là mềm dẻo, linh hoạt để giành thắng lợi từng bước, từng bộ phận.

Bài học về phát huy sức mạnh của nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, ông Thắng khẳng định chiến thắng là kết quả của sức mạnh vĩ đại của nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc VN, với sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.

Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư khẳng định 70 năm đã qua nhưng ý nghĩa của Hiệp định Geneva vẫn còn nguyên giá trị, phản ánh những nguyên tắc, phương châm, nghệ thuật đối ngoại và sự trưởng thành của nền ngoại giao VN.

Kết hợp khéo léo giữa "đánh" và "đàm"

Tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định quá trình đàm phán, ký kết, thực thi Hiệp định Geneva là cuốn cẩm nang chứa đựng nhiều bài học quý giá về đối ngoại. Thể hiện bản sắc độc đáo của trường phái đối ngoại và ngoại giao VN, đã được kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển trong đàm phán, ký kết, thực thi Hiệp định Paris 1973 sau này, cũng như trong xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, cha ông ta luôn kết hợp khéo léo giữa "đánh" và "đàm", giữa giành thắng lợi mang tính chiến lược trên chiến trường với giải pháp ngoại giao để bảo vệ nền độc lập, lập lại hòa bình. Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Geneva là một sự kết hợp mẫu mực và điển hình như vậy. Sự phối hợp chặt chẽ giữa mặt trận ngoại giao với mặt trận chính trị và quân sự, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã chuyển hóa những thắng lợi trên chiến trường thành thắng lợi về chính trị, pháp lý, đối ngoại.

Bộ trưởng nhấn mạnh, việc đúc kết các bài học lịch sử từ quá trình đàm phán, ký kết, thực thi Hiệp định Geneva 1954 có ý nghĩa rất thiết thực, góp phần phục vụ nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ sở lý luận, phương pháp luận cho đối ngoại và ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh cũng như xây dựng, hoàn thiện và triển khai đường lối đối ngoại của Đảng trong các giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Có thể bạn quan tâm

Hội Cựu chiến binh xã Ia Kdăm vận động người dân chung tay thực hiện mô hình “Đường cờ Tổ quốc”. Ảnh: V.C

Ia Pa nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo”

(GLO)- Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và đoàn thể huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã cụ thể hóa phong trào bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị lần thứ 19 Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Ayun Pa. Ảnh: Q.T

Ayun Pa cần chuẩn bị tốt điều kiện tổ chức đại hội Đảng các cấp

(GLO)-Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương tại Hội nghị lần thứ 19 Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Ayun Pa và buổi làm việc với Ban Thường vụ Thị ủy về công tác lãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra ngày 12-12.

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

(GLO)- Sáng 11-12, Huyện ủy Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tiến hành hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025-2030. Các đồng chí Thường trực Huyện ủy chủ trì hội nghị.

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

(GLO)- Công an huyện Đức Cơ vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, ký cam kết chấp hành các quy định về pháp luật trật tự an toàn giao thông đối với các chủ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải, cơ sở thu mua nông sản trên địa bàn.