Hbông: Cây mì héo úa nghi do ảnh hưởng thuốc diệt cỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Những ngày gần đây, một số hộ dân trồng mì tại làng Ring (xã Hbông, huyện Chư Sê) rất lo lắng khi rẫy mì nằm liền kề các ruộng mía có hiện tượng vàng lá, héo rụng.

Người dân nghi ngờ trong quá trình bơm thuốc trừ cỏ cho rẫy mía bên cạnh đã gây ảnh hưởng khiến cây mì cháy lá, sinh trưởng kém và khả năng giảm năng suất.

Bà Nguyễn Thị Liên (thôn Thanh Sơn, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện) cho biết: Bà thuê 2,7 ha đất ở làng Ring để trồng mì với giá 8 triệu đồng/ha. Mì được trồng từ năm ngoái, đến tháng 8 tới sẽ cho thu hoạch. Tuy nhiên, ngày 10-6 vừa qua, khi lên thăm rẫy, bà phát hiện cây mì bị vàng lá. Sau khi quan sát, bà nghi ngờ cây mì bị vàng lá và rụng lá là do chủ ruộng mía bên cạnh rẫy mì trong quá trình bơm thuốc trừ cỏ cho mía đã bay sang khu vực rẫy của bà.

Ngày 14-6, bà Liên mua 32 bao phân NPK và SA rồi trộn đều bón lại cho rẫy mì của mình. Theo tính toán, mỗi héc ta mì, gia đình bà đầu tư khoảng 40 triệu đồng, dự kiến năng suất đạt 20-30 tấn/ha. Nhưng với tình trạng như thế này, khả năng năng suất sẽ giảm.

“Ngay khi phát hiện rẫy mì bị hư hại, tôi đã trình báo Công an xã Hbông và trao đổi với chủ ruộng mía liền kề để tìm hướng giải quyết. Nhưng hiện mới có 1 hộ chịu trách nhiệm đền bù cho tôi 15 triệu đồng, còn 1 hộ vẫn chưa đồng ý. Mong cấp có thẩm quyền thẩm định lại thiệt hại rẫy mì của gia đình tôi cũng như khuyến cáo người dân trồng mía cần phải tuân thủ việc bơm thuốc trừ cỏ, tránh thiệt hại hoa màu nằm lân cận và xen kẽ nhau”-bà Liên nói.

Rẫy mì bà Nhậm nằm cạnh ruộng mía. Ảnh: N.D

Rẫy mì bà Nhậm nằm cạnh ruộng mía. Ảnh: N.D

Còn bà Hoàng Thị Nhậm (làng Ring) thì cho hay: Gần cuối tháng 5 vừa qua, gia đình bà tiến hành trồng mới 1 ha mì. Từ lúc xuống giống, cây mì mọc đều, sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, đến ngày 15-6, khi qua thăm rẫy thì bà phát hiện cây mì bị vàng lá dẫn đến héo úa chết dần. Qua tìm hiểu, bà Nhậm cũng nghi ngờ rẫy mì bị ảnh hưởng thuốc trừ cỏ bơm từ vườn mía bay sang. Không chỉ gia đình bà mà 3 sào mì của ông Kpă Bru (làng Kueng Xí nghiệp) ở gần đó cũng bị héo lá.

“Tôi có đề nghị Ban Nhân dân thôn Ring tổ chức hòa giải và giải quyết vấn đề ổn thỏa giữa các bên liên quan nhưng đến nay chưa có sự đồng thuận. Gia đình đầu tư tiền cày, giống mì, thuê nhân công rạch hàng để trồng cũng đã hết gần 10 triệu đồng. Vì vậy, rất mong chính quyền địa phương sớm giải quyết vấn đề rõ ràng và ổn thỏa để còn kịp phá bỏ rẫy mì bị dính thuốc chuyển sang trồng bắp cho kịp thời vụ”-bà Nhậm nói.

Theo ông Ksor Túy-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Ring: Toàn thôn có 388 hộ. Hiện người dân canh tác khoảng 70 ha mì và 200 ha mía. Hiện tượng bơm thuốc diệt cỏ cho cây mía bay sang các rẫy mì bên cạnh đã xảy ra từ những năm trước, song 2 bên tự thỏa thuận đền bù, không có đơn thư gửi lên UBND xã đề nghị giải quyết. Hiện nay, có 5 hộ trồng mì bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ cỏ của cây mía. Một số hộ đã hòa giải nhưng vẫn chưa thống nhất thỏa thuận đền bù.

Cây mì của một số hộ dân trồng tại làng Ring (xã Hbông, huyện Chư Sê) héo úa nghi do ảnh hưởng thuốc diệt cỏ. Ảnh: N.D

Cây mì của một số hộ dân trồng tại làng Ring (xã Hbông, huyện Chư Sê) héo úa nghi do ảnh hưởng thuốc diệt cỏ. Ảnh: N.D

Trao đổi với P.V, ông Bùi Văn Cường-Phó Chủ tịch UBND xã Hbông-cho biết: Ngay sau khi tiếp nhận ý kiến người dân về hiện tượng cây mì bị vàng lá, héo úa do ảnh hưởng của việc bơm thuốc trừ cỏ cho cây mía của các hộ lân cận, UBND xã đã chỉ đạo công chức Địa chính-Nông nghiệp và Công an xã tiến hành kiểm tra hiện trường, xác minh làm rõ nguyên nhân.

Trước mắt, các bên liên quan tự thỏa thuận hòa giải; sau khi có kết quả kiểm tra cụ thể UBND xã sẽ mời 2 bên đến hòa giải trực tiếp để có hướng giải quyết phù hợp.

Cũng theo ông Cường, năm nay, thời tiết mưa muộn nên người dân phun thuốc trừ cỏ cho ruộng mía muộn hơn 1-1,5 tháng nên dễ dẫn đến hiện tượng cây mì bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ cỏ từ các ruộng mía bay sang. Điều này cũng đã từng xảy ra hồi năm ngoái và người dân tự thương lượng giải quyết. Còn năm nay, một số hộ chưa tự thỏa thuận được.

Trước mắt, một số hộ trồng mì ở làng Ring bị ảnh hưởng, UBND xã đã khuyến cáo các hộ trồng mía, mì lân cận phải bảo vệ tài sản lẫn nhau và chú ý khi bơm thuốc diệt cỏ để tránh tình trạng gây thiệt hại đối với cây trồng của nhau.

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh

Siết chặt quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh

(GLO)- Huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) có nhiều diện tích rừng và đất rừng giáp ranh với các huyện Sa Thầy, Kon Rẫy và TP. Kon Tum (tỉnh Kon Tum). Những năm qua, khu vực rừng giáp ranh luôn tiềm ẩn nguy cơ bị xâm hại. Vì vậy, huyện luôn chủ trương siết chặt quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh.
Gia Lai chuyển đổi 5.458 ha cây trồng kém hiệu quả

Gia Lai chuyển đổi 5.458 ha cây trồng kém hiệu quả

(GLO)- Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai vừa tổ chức sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng  cuối  năm 2024. Báo cáo tại hội nghị cho biết từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã chuyển đổi 5.458 ha cây trồng kém hiệu quả.
Tích hợp đa giá trị

Tích hợp đa giá trị

Sau lễ phát động Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha lúa) tại Hậu Giang cuối năm 2023.
Hỗ trợ nông dân canh tác lúa chất lượng cao

Hỗ trợ nông dân canh tác lúa chất lượng cao

(GLO)- Để giúp người dân từng bước thay thế các giống lúa đã bị thoái hóa, từ năm 2022 đến nay, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã dành hơn 5 tỷ đồng triển khai cánh đồng lúa một giống chất lượng cao với diện tích 1.400 ha/4.532 hộ tham gia.