Nhưng nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra mà không rõ lý do, nên đi khám để tìm nguyên nhân.
Những bệnh tiềm ẩn nào gây thức giấc lúc 3 giờ sáng
Một số bệnh có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và gây thức giấc lúc 3 giờ sáng, bao gồm:
Ngưng thở khi ngủ: Bác sĩ Alexa Kane, chuyên gia giấc ngủ của Phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ), cho hay: Thường xuyên thức giấc nửa đêm có thể là triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ. Chứng bệnh này sẽ gây ngừng thở trong khi ngủ và làm thức giấc, cũng có thể gây rối loạn nhịp tim và giảm lưu lượng oxy đến cơ thể.
Thức giấc nửa đêm không phải là hiếm. Hầu hết mọi người đều thức giấc nhiều lần vào ban đêm nhưng nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Ảnh: Shutterstock |
Các triệu chứng khác bao gồm ngáy, giật mình tỉnh giấc khi bị nghẹt thở hoặc thở hổn hển, ban ngày buồn ngủ hoặc mệt mỏi.
Nếu gặp những triệu chứng này, hãy đi khám để điều trị. Vì nếu không được điều trị, có thể gây ra bệnh tim, tiểu đường, béo phì và các vấn đề sức khỏe khác, theo Phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ).
Rối loạn giấc ngủ: Đó là tình trạng khó ngủ lại sau khi thức giấc nửa đêm thường xuyên. Điều này có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp, khiến khó ngủ lại hơn. Rối loạn giấc ngủ cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và thừa cân hoặc béo phì.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Bệnh này gây ra chứng ợ chua hoặc khó tiêu.
Viêm khớp: Loại viêm này khiến cho việc cử động các khớp sẽ rất đau.
Hội chứng chân không yên: Hội chứng khiến chân bạn có cảm giác bồn chồn trong khi ngủ.
Trầm cảm: Trầm cảm dẫn đến cảm giác buồn bã, mất mát hoặc tức giận cản trở cuộc sống.
Bệnh thần kinh ngoại vi: Chứng rối loạn này sẽ gây ngứa ran ở tay và chân, theo chuyên trang sức khỏe Healthline.
Phì đại tuyến tiền liệt: Căn bệnh có thể khiến nam giới tiểu đêm.
Các triệu chứng mãn kinh: Đổ mồ hôi ban đêm hoặc bốc hỏa có thể đánh thức bạn.
Thường xuyên thức giấc nửa đêm có thể là triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ. Ảnh: Shutterstock |
Những lý do khác khiến bạn thức giấc lúc 3 giờ sáng
Ngoài ra, có thể do một số nguyên nhân sau, bao gồm căng thẳng, lớn tuổi, và đặc biệt một số loại thuốc chữa bệnh tim và huyết áp cao có thể cản trở giấc ngủ. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu nghi ngờ thuốc khiến bạn thức giấc nửa đêm, để bác sĩ cân nhắc đổi thuốc khác.
Nên làm gì khi thức giấc nửa đêm?
Nếu thức giấc nửa đêm, hãy cố ngủ lại trong 15 - 20 phút.
Nếu quá thời gian này mà không ngủ lại được, tốt nhất nên ra khỏi giường, bác sĩ Kane khuyên.
Khi bạn ra khỏi giường, hãy làm điều gì đó thúc đẩy giấc ngủ, như: tập hít thở sâu; thiền; đọc một cái gì đó nhàm chán, nghe một vài bản nhạc êm dịu.
Nhưng có một lỗi mà mọi người đều mắc phải là sử dụng điện thoại, ánh sáng xanh báo cho não cần phải thức dậy. Vì vậy, hãy cố gắng tránh cầm điện thoại lên. Khi cảm thấy buồn ngủ trở lại, hãy quay trở lại giường, theo Cleveland Clinic.