Hàng triệu người Trung Quốc khánh kiệt vì cho vay trực tuyến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngành công nghiệp cho vay trực tuyến trị giá 30 tỷ USD tại Trung Quốc sụp đổ, đẩy tới 2,7 triệu người lâm vào cảnh trắng tay, kiệt quệ.
Theo South China Morning Post, sự sụp đổ của các nền tảng cho vay trực tuyến tại Trung Quốc - từng một thời được ca ngợi là mô mình mới, có khả năng thay đổi ngành công nghiệp tài chính nước này - đã đẩy hàng triệu nạn nhân vào cảnh khốn cùng. 
Một trong số đó là bà Bao Jiaqi, 71 tuổi, cựu công nhân ở Thượng Hải. Năm 2016, ông đổ toàn bộ số tiền tiết kiêm 300.000 NDT (42.900 USD) vào một nền tảng cho vay trực tuyến cho tên Xinming Finance. 
Tuy nhiên, Xinming Finance phá sản vào năm 2017. Suốt 2 năm qua, bà lão 71 tuổi tìm đủ mọi cách đòi lại tiền trong vô vọng. Cùng với bà, hơn 400 nạn nhân khác cũng mất trắng 1,2 tỷ NDT (171,8 triệu USD) vì lỡ tin vào lời hứa lãi cao của Xinming Finance.
 
Chính quyền Trung Quốc quyết tâm "khai tử" hoạt động cho vay trực tuyến. Ảnh: Reuters.
“Đây quả là một trải nghiệm xương máu… Mô hình kinh doanh đó từng được chính phủ ủng hộ, nhưng giờ dân thường chúng tôi phải gánh chịu hậu quả”, bà Bao đau đớn nói.
Bi kịch của bà Bao là hệ quả điển hình của tình trạng bùng nổ cho vay trực tuyến (cho vay ngang hàng) tại Trung Quốc. Các nền tảng cho vay trực tuyến mọc lên như nấm tại nước này từ năm 2012.
Chúng huy động vốn từ các nhà đầu tư tư nhân, cam kết trả lãi cao, và cho các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ vay tiền. Đây là các đối tượng khó có thể vay tiền từ ngân hàng truyền thống. 
Khi đó, cho vay trực tuyến được coi là biện pháp hiệu quả để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, mô hình này sớm rơi vào khủng hoảng do tình trạng quản lý yếu kém và các hành vi lừa đảo tràn lan.  
Thống kê cho thấy tính đến tháng 9/2019, khoảng 6.000 công ty cho vay trực tuyến tại Trung Quốc đã vỡ nợ. Tổng cộng 2,7 triệu nạn nhân - đã chi khoảng 30,6 tỷ USD cho các nền tảng này - bị mắc kẹt, rơi vào tình trạng trắng tay, khánh kiệt. 
 
Hoạt động cho vay trực tuyến từng bùng nổ tại Trung Quốc từ năm 2012. Ảnh: Reuters.
Trong quý IV/2019, chính quyền các tỉnh Hồ Nam và Hà Bắc ra lệnh cấm cửa các nền tảng cho vay trực tuyến. Theo kế hoạch của chính quyền Trung Quốc, phần lớn công ty cho vay trực tuyến sẽ bị đóng cửa. Chỉ một số ít có vốn lớn sẽ được giữ lại, chuyển đổi thành công ty cho vay tiêu dùng. 
Tính đến cuối tháng 10/2019, chỉ còn khoảng 427 nền tảng cho vay trực tuyến còn hoạt động tại Trung Quốc. Ông Wang Xiaoliang, một nạn nhân ở Thượng Hải, cho biết các nhà đầu tư nhỏ từng hi vọng chính quyền Trung Quốc sẽ can thiệp để họ lấy lại tiền. 
Nhưng phần lớn đều thất vọng vì chính phủ không giải cứu các nhà đầu tư nhỏ. "Thật bất công khi các nhà đầu tư nhỏ phải chịu toàn bộ thiệt hại", ông Wang, người mất 200.000 NDT (28.600 USD) vào tay một công ty - bức xúc nói.  
Với chính sách mới của chính quyền Trung Quốc, hầu như chắc chắn ngành công nghiệp cho vay trực tuyến tại nước này sẽ sụp đổ hoàn toàn. Trong vụ Xinming Finance, một số thành viên công ty này bị truy tố ở Thượng Hải. 
Nhưng các nạn nhân như bà Bao không được đền bù. "Chúng tôi đã tham lam vì công ty này cam kết trả lãi cao. Nhưng chúng tôi đầu tư cũng chỉ vì tin tưởng vào định hướng của chính phủ", bà than thở. 
An Chi (Zing.vn)

Có thể bạn quan tâm

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

(GLO)- Đến thời điểm này, huyện Chư Pưh đã thu được gần 29 tỷ đồng nộp ngân sách, đạt khoảng 120% dự toán tỉnh và HĐND huyện giao (trừ tiền sử dụng đất). Từ nay đến hết năm 2024, ngành Thuế huyện tiếp tục triển khai các giải pháp để quản lý thuế, chống thất thu cũng như khai thác tốt các nguồn thu.

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT tới 1.7.2025

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT tới 1.7.2025

Quốc hội đồng ý tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong nửa đầu năm 2025; đồng thời yêu cầu chấm dứt việc miễn thuế với hàng giá trị dưới 1 triệu nhập khẩu qua các sàn thương mại điện tử như Shopee, Temu.

Tập huấn kiểm kê tài sản công

Tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công

(GLO)- Ngày 28 và 29-11, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai phối hợp với Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Gia Lai.