Hàng trăm ha lúa Đông Xuân thiếu nước tưới cục bộ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, thời tiết nắng nóng khiến mực nước tại các sông suối, ao hồ giảm nhanh. Theo đó, hàng trăm ha lúa nước vụ Đông Xuân 2022-2023 đang trong giai đoạn làm đòng bị thiếu nước tưới cục bộ dẫn đến năng suất giảm hoặc mất trắng.

Đồng khô, lúa khát nước tưới

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, toàn tỉnh gieo trồng hơn 77.079,9 ha cây trồng vụ Đông Xuân 2022-2023, riêng lúa nước khoảng 26.815,6 ha, đạt 103% kế hoạch. Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có khoảng 524,75 ha cây trồng vụ Đông Xuân 2022-2023 bị thiệt hại do thiếu nước tưới cục bộ, trong đó có 496,65 ha lúa nước (thiệt hại trên 70% khoảng 308 ha, thiệt hại 30-70% khoảng 188 ha).

Ông Thăn (thôn 8, xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) chia sẻ: Không chỉ 3 sào lúa của gia đình ông mà ruộng lúa nước của nhiều hộ dân trong thôn cũng bị thiếu nước tưới cục bộ. “Với 3 sào lúa, tôi đầu tư mất gần 4 triệu đồng nhưng thu về không được là bao. Việc thiếu ăn trong thời gian tới là khó tránh khỏi”-ông Thăn rầu rĩ nói.

Một đập dâng tại xã An Phú (TP. Pleiku) đã khô cạn. Ảnh: Nguyễn Diệp

Một đập dâng tại xã An Phú (TP. Pleiku) đã khô cạn. Ảnh: Nguyễn Diệp

Ông Khuên (làng Phạm Klăh, xã Bar Măih, huyện Chư Sê) cho biết: “3 sào lúa của gia đình tôi đầu tư hết hơn 3 triệu đồng. Hiện tôi đang cố vét nước ở dưới lòng suối Ia Pết để bơm tưới, đồng thời chi thêm gần 800 ngàn đồng tiền dầu nhưng không biết từ nay đến cuối vụ có thu hoạch được không”.

Hiện nay, hiện tượng thiếu nước tưới cục bộ trên cây lúa đang diễn ra gay gắt tại một số địa phương như: Mang Yang 15,85 ha, Chư Prông khoảng 31,82 ha, Krông Pa 3,1 ha...

Tìm giải pháp khắc phục thiệt hại

Theo ông Nguyễn Kim Anh-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa: Diện tích lúa nước thiếu nước tưới cục bộ chủ yếu tại các xã: Ia Băng, A Dơk, Glar, Ia Pết… Nguyên nhân là do không có công trình thủy lợi, chủ yếu dựa vào nguồn nước mạch. Đặc biệt, năm nay, thời tiết bất thường dẫn đến thiếu nước tưới cục bộ. Ban Chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2022-2023 của huyện đã phân công các thành viên phối hợp hướng dẫn các xã, thị trấn tiếp tục triển khai các biện pháp khắc phục hạn cục bộ; thành lập đoàn kiểm tra cấp huyện, xã thống kê diện tích thiệt hại đề xuất hỗ trợ cho người dân theo quy định.

Người dân xã An Phú (TP. Pleiku) thu hoạch sớm diện tích lúa thiếu nước tưới. Ảnh: Nguyễn Diệp

Người dân xã An Phú (TP. Pleiku) thu hoạch sớm diện tích lúa thiếu nước tưới. Ảnh: Nguyễn Diệp

Còn ông Nguyễn Văn Luyến-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Prông thì cho biết: Thời tiết đang vào cao điểm của mùa khô, nguồn nước trên các suối, khe cạn đã ngừng chảy dẫn đến thiếu nước cục bộ trên diện tích lúa gieo sạ muộn đang giai đoạn ngậm sữa, chủ yếu tại các xã không có công trình thủy lợi như: Ia Băng, Thăng Hưng, Ia Me, Ia Drăng, Ia Bang.

Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đang phối hợp với các địa phương tuyên truyền, vận động người dân huy động lực lượng, phương tiện, nhiên liệu, máy móc hỗ trợ người dân bơm nước từ các giếng, ao, hồ (nếu còn nước) để tưới; phối hợp với các công ty sản xuất nông nghiệp đứng chân trên địa bàn huyện xây dựng kế hoạch tưới luân phiên, hạn chế tranh chấp nguồn nước giữa cây lúa và cây công nghiệp dài ngày.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Thanh Bình-Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi-cho biết: Ngay từ đầu vụ, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản khuyến cáo người dân gieo sạ sớm, không sản xuất ở những khu vực thường xuyên bị hạn hoặc ở xa nguồn nước tưới nhằm giảm thiệt hại do hạn cục bộ. Đồng thời, xây dựng kế hoạch phòng-chống hạn vụ Đông Xuân 2022-2023 phù hợp với thực tế của địa phương.

Tuy nhiên, diễn biến thời tiết khó lường đã làm hàng trăm ha lúa nước gieo sạ muộn tại một số huyện như: Chư Sê, Đak Đoa, Chư Prông… thiếu nước tưới cục bộ, gây thiệt hại cho người dân. Hiện nay, các địa phương đang tuyên truyền, vận động người dân nạo vét kênh mương, đào giếng tưới luân phiên, tích cực chăm sóc những diện tích bị ảnh hưởng bởi nắng hạn hoặc thiệt hại nhẹ nhằm hạn chế ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.