Hàm răng giả bị bỏ quên 2 năm trong cổ họng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mỗi lúc làm việc nặng, anh Thanh đều thở dốc, mệt mỏi. Nhiều đêm đang ngủ, anh phải thức giấc vì khó thở.

Bản thân người bệnh không hề nghĩ tới hàng răng giả đã rơi vào thanh môn
Bản thân người bệnh không hề nghĩ tới hàng răng giả đã rơi vào thanh môn



Cách đây 2 năm, xe máy của anh Nguyễn Thanh (39 tuổi, ngụ phường 5, quận 8, TP.HCM) va chạm với xe của 1 thanh niên khác khiến cả 2 người bất tỉnh.

Qua chụp chiếu ở bệnh viện, các bác sĩ không phát hiện dấu hiệu bất thường nên cho anh về nhà điều trị.

Thời gian sau, anh Thanh thường có cảm giác mệt mỏi, khàn tiếng, khó thở, nhưng nghĩ do dư chấn của vụ tai nạn nên không đi thăm khám.

Gần đây, cảm giác mệt mỏi xuất hiện nhiều hơn. Nhiều đêm đang ngủ anh phải thức giấc do khó thở, nên đã tới bệnh viện Tai mũi họng TP. Hồ Chí Minh kiểm tra.

Theo ThS BS Nguyễn Quang Tú, qua chụp CT đã phát hiện trong cổ họng của người bệnh có dị vật. Dị vật này chắn ngang thanh môn, chia đường thở ra làm 2.

Qua lời kể của người bệnh, kết hợp với nội soi, bác sĩ nhận định dị vật chính là 1 phần của hàm răng giả, bị rơi vào thanh môn trong khi người bệnh gặp tai nạn giao thông.

Do thời gian nằm trong cổ họng quá lâu, dị vật gây ra tình trạng viêm nhiễm (chiếm 2/3 thanh môn), làm đường thở ngày càng nhỏ dần, chính vì vậy mà người bệnh thường xuyên thấy mệt mỏi, khó thở, đặc biệt lúc làm việc nặng.

"Trường hợp không phát hiện ra, đường thở có thể bị bít lại, người bệnh có thể đột tử bất cứ lúc nào" - BS Tú nói và cho biết, qua đánh giá tình trạng vết thương, đã quyết định nội soi để lấy dị vật ra ngoài.

Sau hơn 20 phút thực hiện nội soi, ê-kíp bác sĩ đã lấy được phần hàm răng giả ra ngoài. Hiện sức khỏe người bệnh đang tiến triển khá tốt.

Theo nhận định của Giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng TP. Hồ Chí Minh Trần Phan Chung Thủy, sở dĩ dị vật không được phát hiện sớm bởi bản thân người bệnh không nghĩ tới việc đã nuốt phải hàm răng giả (lúc tai nạn bị ngất xỉu).

Dị vật bằng vật liệu nhựa, chiếm 2/3 thanh môn nên vẫn có thể thở được, làm người bệnh khó phát hiện ra.

Mỗi năm BV Tai mũi họng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận 20 - 30 trường hợp nuốt phải răng giả trong khi ăn uống.

Văn Đức (Vietnamnet)


* Tên người bệnh được thay đổi.
 

Có thể bạn quan tâm

Thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến hơn 100.000 ca tử vong mỗi năm tại Việt Nam. Ảnh nguồn moh.gov.vn

Mỗi năm, Việt Nam có hơn 103.000 người tử vong liên quan đến thuốc lá

(GLO)- Mới đây, tại tọa đàm “Ảnh hưởng của ngành thuốc lá tới môi trường và biến đổi khí hậu tại Việt Nam-Thực trạng và giải pháp” do Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Trung tâm Bảo vệ môi trường và Ứng phó biến đổi khí hậu tổ chức ở Hà Nội, các chuyên gia thông tin:

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.