Gói bánh chưng ở Trường Sa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Hình ảnh quân và dân trên quần đảo Trường Sa gói bánh chưng ngày 29 - 30 tháng chạp.

Từ đầu tháng 1, các tàu vận tải quân sự của Vùng 4 Hải quân đã xuất phát từ căn cứ Cam Ranh, chở hàng hóa nhu yếu phẩm, phục vụ quân và dân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa (H.Trường Sa, Khánh Hòa) đón xuân mới Quý Mão.

Lá dong gói bánh được chọn mang ra đảo. Ảnh: Phan Ngọc Đức

Lá dong gói bánh được chọn mang ra đảo. Ảnh: Phan Ngọc Đức

Trong các mặt hàng tết cấp cho đảo, nguyên liệu làm bánh chưng cổ truyền được đặc biệt chú trọng. Thượng tá Nguyễn Trung Quảng, Chủ nhiệm hậu cần Vùng 4 Hải quân cho biết: gạo nếp cái hoa vàng được chọn, chở từ ngoài Bắc. Lá dong gói bánh là loại lá dong bánh tẻ. Lạt gói bánh chọn loại lạt giang...

"Tiêu chuẩn ngày tết cho bộ đội đảo là 4 chiếc bánh chưng/người, nên số lượng nguyên liệu chuẩn bị cho việc gói bánh ở các đảo là rất lớn. Chúng tôi phải làm công tác chuẩn bị từ trước khi tàu ra đảo, cả tháng", thượng tá Nguyễn Trung Quảng cho biết.

Khuôn gói bánh được bộ đội ở đảo làm từ gỗ thùng tận dụng. Ảnh: M.T.H

Khuôn gói bánh được bộ đội ở đảo làm từ gỗ thùng tận dụng. Ảnh: M.T.H

Do làm tốt công tác chuẩn bị từ đất liền, nên các nguyên liệu gói bánh chưng mang ra đảo có chất lượng rất tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một số hình ảnh bộ đội Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân) và các lực lượng phối thuộc, bà con nhân dân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa (H.Trường Sa, Khánh Hòa) gói bánh chưng, chuẩn bị đón xuân mới Quý Mão 2023.

Lá dong chuyển từ tàu lên đảo, phải bọc bằng vải ni lông để không bị ướt nước biển. Ảnh: M.T.H

Lá dong chuyển từ tàu lên đảo, phải bọc bằng vải ni lông để không bị ướt nước biển. Ảnh: M.T.H

Kiểm tra chất lượng gạo nếp, sau khi ngâm qua đêm. Ảnh: Phan Ngọc Đức

Kiểm tra chất lượng gạo nếp, sau khi ngâm qua đêm. Ảnh: Phan Ngọc Đức

Cán bộ đảo Sinh Tồn hướng dẫn chiến sĩ trẻ thực hành gói bánh chưng. Ảnh: Phan Ngọc Đức

Cán bộ đảo Sinh Tồn hướng dẫn chiến sĩ trẻ thực hành gói bánh chưng. Ảnh: Phan Ngọc Đức

Các chị trong Hội phụ nữ xã đảo Sinh Tồn (H.Trường Sa, Khánh Hòa) tham gia gói bánh chưng với bộ đội đảo. Ảnh: Phan Ngọc Đức

Các chị trong Hội phụ nữ xã đảo Sinh Tồn (H.Trường Sa, Khánh Hòa) tham gia gói bánh chưng với bộ đội đảo. Ảnh: Phan Ngọc Đức

Đã thành hình chiếc bánh chưng vuông vức. Ảnh: M.T.H

Đã thành hình chiếc bánh chưng vuông vức. Ảnh: M.T.H

Bộ đội đảo Sinh Tồn Đông gói bánh chưng. Ảnh: M.T.H

Bộ đội đảo Sinh Tồn Đông gói bánh chưng. Ảnh: M.T.H

Ở đảo Trường Sa, hoạt động gói bánh chưng luôn được coi là... ngày hội của đảo vì có sự tham gia của các lực lượng đóng quân và hộ dân trên đảo. Ảnh: M.T.H

Ở đảo Trường Sa, hoạt động gói bánh chưng luôn được coi là... ngày hội của đảo vì có sự tham gia của các lực lượng đóng quân và hộ dân trên đảo. Ảnh: M.T.H

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.