Giữa lúc giao tranh căng thẳng, Myanmar đón 2 chiến hạm Trung Quốc đến thăm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hai chiến hạm và một tàu tiếp tế của hải quân Trung Quốc đang có chuyến thăm Myanmar 4 ngày, trong bối cảnh quân đội Myanmar đang giao tranh với phe nổi dậy.

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) ngày 28.11 đưa tin một số tàu hải quân Trung Quốc, trong đó có một tàu khu trục và một tàu hộ vệ, đã đến thành phố Yangon của Myanmar vào ngày 27.11, bắt đầu chuyến thăm 4 ngày.

Theo lịch trình, phái đoàn Trung Quốc tham gia "các cuộc trao đổi chuyên môn, cuộc thi văn hóa và thể thao cũng như thăm viếng những cơ sở quân sự với các sĩ quan và thủy thủ của Hải quân Myanmar".

Phát ngôn viên chính quyền quân sự Myanmar Zaw Min Tun xác nhận rằng hai tàu chiến và một tàu tiếp tế của Trung Quốc đã cập cảng Thilawa ở Yangon trong ngày 27.11 trước "cuộc tập trận an ninh hải quân giữa Myanmar và Trung Quốc", theo báo Global New Light of Myanmar.

Những sĩ quan cấp cao của Hải quân Myanmar chào đón những người đồng cấp Trung Quốc tới Myanmar ngày 27.11

Những sĩ quan cấp cao của Hải quân Myanmar chào đón những người đồng cấp Trung Quốc tới Myanmar ngày 27.11

Ông Zaw Min Tun không cung cấp thêm thông tin về cuộc tập trận nhưng cho hay chuyến thăm của tàu chiến Trung Quốc phản ánh "tình hữu nghị bền chặt" giữa quân đội hai nước. Đây là chuyến thăm đầu tiên của tàu hải quân Trung Quốc tới Myanmar kể từ năm 2017, theo tờ South China Morning Post.

Chuyến thăm nói trên diễn ra trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội Myanmar và một liên minh của 3 nhóm vũ trang thiểu số xảy ra gần biên giới Trung Quốc ở bang Shan thuộc phía bắc Myanmar. Liên minh này tuyên bố đã chiếm giữ một số trung tâm thương mại quan trọng kể từ khi phát động cuộc tấn công chống quân đội Myanmar trong tháng trước.

Trong cuộc họp báo ngày 28.11, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho hay Bắc Kinh rất quan ngại về tình hình ở miền bắc Myanmar và kêu gọi các bên liên quan ở quốc gia Đông Nam Á này ngừng bắn ngay lập tức, tránh làm leo thang tình hình và thực hiện những biện pháp hiệu quả để đảm bảo an ninh, ổn định dọc biên giới Trung Quốc-Myanmar, theo tờ China Daily.

Có thể bạn quan tâm

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

(GLO)-Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu nổi tiếng với chính sách trợ cấp cho người dân từ nguồn thu dầu khí và thu hút lao động nước ngoài, bằng cách không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, Oman sẽ là quốc gia Arab đầu tiên thay đổi sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực từ năm 2028.

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

(GLO)- Sau khi Mỹ quyết định tấn công 3 cơ sở hạt nhân, Tehran đã phóng một loạt tên lửa và UAV vào Israel. Ten Aviv sau đó đáp trả bằng việc không kích vào thủ đô Tehran và một số khu vực. Căng thẳng chưa hết gia tăng trong khi vai trò của LHQ có phần mờ nhạt.

null