Giống lúa siêu năng suất 90 tạ/ha làm nông dân Bình Định "mê tít"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dù mới đưa vào sản xuất thử nghiệm ở tỉnh Bình Định, nhưng các giống lúa thuần Hương Châu 6, VNR20, VNR88 đã cho năng suất ngoài mong đợi. Đặc biệt, lúa sinh trưởng và phát triển tốt, nhất là cho năng suất vượt trội, thậm chí giống VNR20 ước đạt tới 90 tạ/ha, khiến bà con nông dân “mê tít”.
 

Nông dân thăm cánh đồng trồng giống lúa VNR20 tại xã Nhơn Thọ (thị xã An Nhơn).
Nông dân thăm cánh đồng trồng giống lúa VNR20 tại xã Nhơn Thọ (thị xã An Nhơn).



Giống lúa siêu năng suất

Vụ đông xuân 2019-2020, Công ty CP Giống cây trồng Trung ương Quảng Nam (thuộc Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam – Vinaseed Group) đã phối hợp HTX Nông nghiệp 2 Nhơn Thọ (xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) triển khai mô hình sản xuất thử giống lúa thuần mới, triển vọng VNR20.

Theo nông dân Trương Thanh Vân (59 tuổi, thôn Thọ Lộc 1, xã Nhơn Thọ), gia đình ông có 30 sào lúa được trồng từ giống VNR20 sắp vào vụ thu hoạch. Sau 2 năm trồng thử nghiệm, ông nhận thấy giống VNR20 đã giúp nông dân tiết kiệm được chi phí thuốc bảo vệ thực vật và công chăm sóc.

“Giống lúa này có rất nhiều ưu điểm như: Không bị nhiễm bệnh, nhiễm rầy và không có khô quèn (khô vằn), trong khi đó thân lúa không bị đổ ngã, hạt rất chắc. Năm 2019, gia đình tôi đã trồng và cho kết quả rất khả quan, khoảng 80 tạ/ha. Vì vậy, năm nay gia đình tôi mở rộng diện tích trồng với 30 sào, dự kiến năng suất 90 tạ/ha”, ông Vân chia sẻ.


 

Nông dân Bình Định ngỡ ngàng với giống lúa siêu năng suất VNR20.
Nông dân Bình Định ngỡ ngàng với giống lúa siêu năng suất VNR20.



Giám đốc HTX Nông nghiệp 2 Nhơn Thọ Phạm Văn Tân cho biết, vụ đông xuân năm nay, HTX đã phối hợp với 2 doanh nghiệp trồng lúa với tổng diện tích khoảng 119ha, trong đó liên kết với Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam – Vinaseed Group sản xuất giống VNR20 trên diện tích 40ha.

“Năm ngoái, chúng tôi đã sản xuất giống VNR20 rồi và năng suất đạt bình quân từ 70 tạ/ha, giống này có rất nhiều ưu điểm nên nông dân "mê tít" và quyết định năm nay mở rộng diện tích sản xuất. Chúng tôi ký hợp đồng liên kết với doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ sản phẩm, năm nay dự kiến cung ứng cho công ty khoảng 350 tấn. Với điều kiện ở Bình Định thì giống lúa này sản xuất rất thuận lợi, hiện chưa phát hiện đối tượng gây hại cho cây lúa”, ông Tân đánh giá.


 

Cận cảnh những cây lúa giống VNR20 trĩu bông, cho năng suất cao vượt trội.
Cận cảnh những cây lúa giống VNR20 trĩu bông, cho năng suất cao vượt trội.



Thích hợp khí hậu Bình Định  

Trong khi đó, nông dân Trần Văn Toại (65 tuổi, ở xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước) cũng vui mừng không kém, bởi năng suất giống lúa VNR88 cho kết quả rất khả quan.

“Với 5 sào đất, gia đình tôi sản xuất giống VNR88 sản lượng dự kiến đạt 80 tạ/ha. Giống lúa này rất ít sâu bệnh, nông dân chỉ cần chú ý khi cây lúa bắt đầu làm đòng thì thường bị sâu keo nên phải chú ý bơm thuốc, đến giai đoạn trổ lúa sẽ hết sâu. Trước giờ, tôi đã làm các giống khác nhưng cao nhất cũng chỉ ngang 80 tạ/ha, trong khi đó với giống lúa VNR88 thì chắc chắn sẽ vượt mức này, vì cây rất khỏe và nhiều hạt chắc, không có lép”, ông Toại nói.


 

 Đồng lúa VNR88 tại xã Phước Lộc (huyện Tuy Phước).
Đồng lúa VNR88 tại xã Phước Lộc (huyện Tuy Phước).



Theo ông Nguyễn Văn Chính, Giám đốc Công ty CP giống cây trồng Trung ương Quảng Nam (thuộc Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam – Vinaseed Group), cả ba giống lúa thuần Hương Châu 6, VNR20, VNR88 đều đã được công nhận sản xuất thử tại tỉnh Bình Định vào cuối năm 2019, lộ trình dự kiến sẽ đưa vào sản xuất trong năm 2020.

Ông Chính cho biết, qua đánh giá ban đầu, giống lúa Hương Châu 6 là giống chất lượng cao, gạo thơm mềm dẻo và có vị đậm, năng suất tầm 70-80 tạ/ha, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.

Giống VNR20 lại được đánh giá cao về tiềm năng năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh, không đổ ngã, gạo mềm có vị đậm, dự kiến năng suất trên 80 tạ/ha. Với những ưu thế trên, giống lúa này rất phù hợp với khí hậu thời tiết khắc nghiệt Bình Định.

Trong khi đó, giống lúa VNR88 được trồng tại xã Phước Lộc (huyện Tuy Phước) với diện tích khoảng 20ha, dự kiến năng suất từ 75 tạ/ha trở lên và cho chất lượng gạo rất tốt.




 

Giống Hương Châu 6 được trồng tại xã Nhơn An (thị xã An Nhơn).
Giống Hương Châu 6 được trồng tại xã Nhơn An (thị xã An Nhơn).



Ông Nguyễn Tấn Phát, Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Định cho biết: “Các giống lúa thuần Hương Châu 6, VNR20, VNR88 sản xuất thử trên địa bàn tỉnh Bình Định đều thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và cho ra tiềm năng năng suất cao. Tới đây, chúng tôi tiếp tục đề nghị doanh nghiệp cho sản xuất thử, nếu thích hợp sẽ kiến nghị Hội đồng Khoa học độc lập của Sở NNPTNT bổ sung vào cơ cấu giống sản xuất tại Bình Định vụ đông xuân năm 2020-2021”.

http://danviet.vn/nha-nong/giong-lua-sieu-nang-suat-90-ta-ha-lam-nong-dan-binh-dinh-me-tit-1072431.html

 

Theo Dũ Tuấn (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.