Giáo viên mầm non, tiểu học ngoài công lập được hỗ trợ từ 2,2 triệu đồng/người đến 3,7 triệu đồng/người

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Tùy trường hợp cụ thể, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các trường mầm non, tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 sẽ được hỗ trợ mỗi người 2,2 triệu đồng hoặc 3,7 triệu đồng. Người được hỗ trợ phải bảo đảm các điều kiện theo quy định.

Ngày 29-11, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký Quyết định số 24/2022/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Người được hỗ trợ phải bảo đảm các điều kiện là người đang làm việc tại cơ sở giáo dục ngoài công lập trước khi cơ sở phải tạm dừng hoạt động để phòng-chống dịch tính từ 1-5-2021 đến hết 31-12-2021. Ảnh: Mộc Trà
Người được hỗ trợ phải bảo đảm các điều kiện là người đang làm việc tại cơ sở giáo dục ngoài công lập trước khi cơ sở phải tạm dừng hoạt động để phòng-chống dịch tính từ 1-5-2021 đến hết 31-12-2021. Ảnh: Mộc Trà


Theo Quyết định, Nhà nước hỗ trợ một lần mức 3.700.000 đồng/người áp dụng với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chưa được hưởng chính sách của địa phương hỗ trợ đối với nhóm lao động không có giao kết hợp đồng lao động và một số đối tượng đặc thù khác theo quy định tại khoản 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP; hỗ trợ một lần mức 2.200.000 đồng/người áp dụng với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đã được hưởng chính sách của địa phương theo quy định tại khoản 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP.

Để được hỗ trợ, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải bảo đảm các điều kiện: Là người đang làm việc tại cơ sở giáo dục ngoài công lập trước khi cơ sở phải tạm dừng hoạt động để phòng-chống dịch tính từ 1-5-2021 đến hết 31-12-2021;

Nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng trở lên tính từ ngày 1-5-2021 đến hết ngày 31-12-2021;

Chưa được hưởng chính sách hỗ trợ đối với người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương theo quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1-7-2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 8-10-2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1-7-2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 (Nghị quyết số 68/NQ-CP) do không tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc;

Và có xác nhận làm việc tại cơ sở giáo dục ngoài công lập ít nhất hết năm học 2021-2022 theo kế hoạch năm học của địa phương, bao gồm cơ sở giáo dục ngoài công lập đã làm việc trước đây hoặc cơ sở giáo dục ngoài công lập khác trong trường hợp cơ sở giáo dục ngoài công lập trước đây làm việc không hoạt động trở lại.

Theo đó, UBND cấp xã, Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đến hết ngày 31-12-2022.

 

G.B

Có thể bạn quan tâm

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.