Giáo dục đại học Việt Nam và thế giới đứng trước những thách thức và cơ hội lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Đó là phát biểu của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn chiều 1-8 tại lễ khởi động Dự án hợp tác đổi mới giáo dục đại học đã diễn ra tại Hà Nội. Dự án viết tắt là PHER nhằm cải thiện chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, tăng cường năng lực quản trị và khả năng đáp ứng thị trường của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam; Đại học Indiana-Mỹ với tư cách là đối tác thực hiện dự án. Dấu ấn mới của PHER là chuỗi hội thảo được tổ chức tại 3 miền đất nước tuần vừa qua.

 

Tuổi trẻ Gia Lai trước tương lai rộng mở. Ảnh: Đức Thụy

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn nhìn nhận tại lễ khởi động dự án: Giáo dục đại học Việt Nam và thế giới đứng trước thách thức và cơ hội lớn. Đó là cơ sở đào tạo có trách nhiệm cung cấp một nền giáo dục chất lượng, bao trùm vì chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố cạnh tranh quan trọng giữa các nền kinh tế. Việt Nam những năm qua đã tích cực đổi mới giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng, xoay quanh vấn đề tự chủ đại học, chuyển đổi số… Và Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh và Đại học Đà Nẵng là những cơ sở giáo dục đại học  tiên phong dẫn dắt xu thế đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam. Dự án PHER với việc kết hợp cùng Đại học Indiana-Hoa Kỳ, kỳ vọng 3 đại học trên của Việt Nam có thể học hỏi, lan tỏa được nhiều kinh nghiệm quốc tế đến hệ thống đại học Việt Nam.

Nhiệm vụ của dự án thể hiện ở 4 trụ cột gồm: đổi mới quản trị đại học; nâng cao chất lượng giảng dạy; tăng cường năng lực nghiên cứu và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy liên kết đại học-doanh nghiệp. Từ các mục tiêu này, hoạt động của dự án cũng tổ chức thành 4 hợp phần với tên gọi tương ứng.

Cụ thể, PHER giới thiệu, cập nhật những phương pháp dạy học mới hiện đại, toàn diện, có tính thực tiễn cao để 3 đại học của Việt Nam triển khai một số phương pháp đào tạo giúp sinh viên phát huy kỹ năng mềm và cách áp dụng kiến thức vào cuộc sống. Hoàn thiện chương trình hỗ trợ hỗ trợ nghiên cứu, chương trình hợp tác đào tạo và liên kết giữa  đại học- doanh nghiệp giúp sinh viên gia nhập thị trường lao động sau khi tốt nghiệp ra trường.

Để triển khai thực hiện, PHER tăng cường kết nối mạng lưới các nhà khoa học Việt Nam với quốc tế thông qua hình thành và vận hành các nhóm nghiên cứu mạnh trong một số lĩnh vực ưu tiên, thúc đẩy hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp và khu vực tư nhân bằng cách hỗ trợ  các đại học chủ động tìm kiếm, kết nối và chứng minh khả năng tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và xã hội.

Về phần mình, dự án giúp Đại học quốc gia Hà Nội chuẩn bị các điều kiện để đạt được mục tiêu đề ra đến năm 2025 trong chiến lược phát triển, hướng tới hình thành và phát triển đô thị Đại học 5 trong 1 (Trung tâm đào tạo tài năng; Trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ hiện đại; Trung tâm đổi mới sáng tạo ngang tầm quốc gia và quốc tế; Đô thị đại học thông tinh hiện đại; Trung tâm thử nghiệm hợp tác công tư và đào tạo nghiên cứu) mà Thủ tướng Chính phủ đã kết luận trước đó khi làm việc với đơn vị.

Các bên nhận thức, kỳ vọng của dự án chỉ có thể đạt được khi các bên tham gia cùng nỗ lực thực hiện. Bên cạnh là sự hỗ trợ của các Bộ ngành trong việc ra “đầu bài” cho 3 đại học cùng tham gia nghiên cứu, giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội đất nước.

THẤT SƠN

 

Có thể bạn quan tâm

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.