Giá tiêu xuất khẩu tăng mạnh, vì sao trong nước ngày càng giảm, dự báo "sốc" về giá tiêu sắp tới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những ngày gần đây, giá tiêu trong nước thường đi ngang hoặc có xu hướng giảm. Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 toàn cầu phức tạp, thị trường Trung Quốc giảm thu mua, một số chuyên gia dự báo giá tiêu trong nước trong tháng 5-6 sẽ còn giảm sâu hơn nữa.

Sản lượng tiêu dồi dào, bồi thêm đại dịch Covid-19, giá tiêu ngày càng giảm

Hiện các vùng trồng tiêu đã gần kết thúc vụ thu hoạch, sản lượng tiêu dồi dào hơn, cộng thêm tình hình xuất khẩu chậm lại do dịch Covid-19 khiến giá tiêu đang có xu hướng giảm. Tại các vùng nguyên liệu, giá tiêu ngày 12/5 tiếp tục đi ngang, giao dịch ở mức từ 63.000 – 68.500 đồng/kg.

Theo báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), khối lượng hạt tiêu xuất khẩu tháng 4/2021 ước đạt 30 nghìn tấn, với giá trị đạt 94 triệu USD.

Như vậy, khối lượng xuất khẩu hạt tiêu 4 tháng đầu năm 2021 đạt 92.000 tấn và giá trị đạt 274 triệu USD, giảm 21,3% về khối lượng nhưng tăng 10,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.



 

Nông dân Gia Lai thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: T.H
Nông dân Gia Lai thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: T.H



Các thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2021 là Hoa Kỳ, Tiểu Vương Quốc Ảrập Thống Nhất và Pakistan với 38,4% thị phần.

Trong 3 tháng đầu năm 2021, thị trường có giá trị xuất khẩu hạt tiêu tăng mạnh nhất là Canada (tăng 63,7%). Giá tiêu xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm 2021 đạt 2.883 USD/tấn, tăng 31,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong tháng 4/2021, giá tiêu giao ngay trên sàn Kochi, thị trường Ấn Độ, biến động tăng giảm thất thường trong biên độ tương đối hẹp, nhưng nhìn chung mức giá vẫn cao, trên 39.000 Rupee/tạ (525.74 USD/tạ).

Kết thúc phiên giao dịch cuối ngày 29/4/2021,giá tiêu tại quốc gia này ở mức 39.500 Rupee/tạ (cao nhất) (532.48 USD/tạ) và 39.250Rupee/tạ (thấp nhất) (529.11 USD/tạ), giảm 250 Rupee/tạ (3,37 USD/tạ) so với phiên trước đó và bằng đúng mức tăng của ngày hôm trước.

Thị trường hạt tiêu trong nước biến động giảm mạnh trong tháng 4/2021. Cụ thể, giá tiêu tại Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 6.000 đồng/kg xuống mức 69.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đắk Lắk, Đắk Nông cũng giảm 6.500 đồng/kg xuống 67.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Đồng Nai giảm 5.500 đồng/kg xuống 65.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai giảm 7.000 đồng/kg xuống 64.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Bình Phước giảm 6.000 đồng/kg xuống còn 68.000 đồng/kg.

Theo nhận định của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), giá hạt tiêu toàn cầu đã chững lại sau khi tăng mạnh thời gian trước. Dự báo thời gian tới, giá hạt tiêu có khả năng sẽ giảm do lo ngại diễn biến dịch Covid-19, nhiều quốc gia phải mở rộng giãn cách xã hội, khiến nhu cầu tiêu thụ một số hàng hoá có xu hướng giảm, trong đó có hạt tiêu.

Về giá tiêu nội địa, ngoài việc doanh nghiệp trì hoãn giao hàng do sự cố ở kênh đào Suez thì việc Trung Quốc giảm nhập khẩu là lý do khiến giá hạt tiêu giảm.

Nhận định về giá tiêu thời gian tới, ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group chia sẻ, thời gian qua, chi phí logistics tăng cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Cụ thể, chi phí logistics đã lấy đi 70% lợi nhuận của doanh nghiệp. Theo đó, giá cước vận tải tăng cao trong khi rất khan hiếm container rỗng để vận chuyển hàng.

Trước tình hình đó, ông Thông dự báo giá tiêu trong tháng 5-6 có thể sẽ còn giảm hơn nữa, xuống khoảng 60.000 – 65.000 đồng/kg. Tiếp theo, bước sang tháng 7, tháng 8, các nước Indonesia và Brazil vào vụ thu hoạch sẽ làm cho lượng tiêu dồi dào hơn.

Khi nguồn cung tăng lên mà nhu cầu không tăng, thậm chí còn bị thắt chặt do dịch Covid-19 thì giá tiêu rất khó hồi phục trở lại như thời gian vừa qua.  

 

https://danviet.vn/gia-tieu-xuat-khau-tang-manh-vi-sao-trong-nuoc-ngay-cang-giam-du-bao-soc-ve-gia-tieu-sap-toi-20210512080009447.htm
 

Theo Thiên Ngân (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.