Gia Lai:250 nông dân được tập huấn kỹ thuật sản xuất hồ tiêu bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 4-4, tại TP. Pleiku, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế phối hợp cùng Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức tập huấn kỹ thuật canh tác hồ tiêu bền vững thông qua ứng dụng Viet Nam IPC Farmers App.
 

 
 ký kết biên bản ghi nhớ thực hiện ứng dụng Viet Nam IPC Farmers APP. Ảnh: Lê Nam
ký kết biên bản ghi nhớ thực hiện ứng dụng Viet Nam IPC Farmers APP. Ảnh: Lê Nam

Tham dự và chủ trì hội thảo tập huấn có bà Hoàng Thị Liên-Giám đốc Điều hành Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế; ông Nguyễn Quý Dương-Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT); ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT. Tham dự và chia sẻ kinh nghiệm sản xuất hồ tiêu bền vững có các chuyên gia: ông Homey Cheriyan-Viện trưởng Viện phát triển cây gia vị Ấn Độ; ông Nirmal Babu Katipudi-Viện trưởng Viện Nghiên cứu gia vị Ấn Độ.

250 nông dân của các tỉnh Gia Lai (150 đại biểu), Đak Lak (30 đại biểu), Đak Nông (30 đại biểu), Kon Tum (10 đại biểu), Đồng Nai (10 đại biểu), Bà Rịa-Vũng Tàu (10 đại biểu), Bình Phước (10 đại biểu) dự tập huấn được các chuyên gia của Ấn Độ chia sẻ kinh nghiệm sản xuất hồ tiêu bền vững tại nước Ấn Độ; giới thiệu tổng quan về thị trường hồ tiêu toàn cầu; hướng dẫn khai thác thông tin và sử dụng ứng dụng Viet Nam IPC Farmers App.

LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.