Gia Lai triển khai 42 nhiệm vụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai đã tích cực đẩy mạnh triển khai ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh và nâng cao giá trị sản phẩm lợi thế của địa phương.

Theo thống kê, từ năm 2011 đến nay, tỉnh Gia Lai triển khai 42 nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp với tổng kinh phí đầu tư thực hiện gần 78 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học trên 50 tỷ đồng. Qua thời gian triển khai thực hiện, nhiều nhiệm vụ KHCN mang lại hiệu quả đã được nhân rộng, áp dụng phục vụ sản xuất, góp phần nâng cao giá trị trong từng lĩnh vực. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân quan tâm áp dụng khoa học, kỹ thuật phát triển vào sản xuất.

Nông dân Gia Lai ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc hoa giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Ảnh Mai Ka

Nông dân Gia Lai ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc hoa giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Ảnh Mai Ka

Thời gian tới, ngành KH-CN của tỉnh tiếp tục tập trung nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây trồng mới sạch bệnh có chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái và yêu cầu của thị trường; ứng dụng rộng rãi công nghệ cao nhằm tối ưu hóa năng suất, chất lượng cây trồng nông nghiệp. Ứng dụng có hiệu quả các công nghệ trong việc bảo tồn, lưu giữ và khai thác hợp lý nguồn gen cây dược liệu, các loại cây trồng đặc hữu của địa phương. Nghiên cứu, đánh giá khả năng thích nghi của cây trồng với điều kiện môi trường nhằm xây dựng vùng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh như: cà phê, chanh dây, hồ tiêu, rau hoa, cây ăn quả, cây dược liệu,…

Cùng với đó, ngành đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong xây dựng các mô hình sản xuất nông-lâm nghiệp công nghệ cao phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương; sản xuất nông-lâm nghiệp theo tiêu chuẩn chứng nhận (tiêu chuẩn hữu cơ, GlobalGAP, VietGAP…) để phục vụ xuất khẩu.

Có thể bạn quan tâm